Tê đầu ngón tay gây cảm giác khó chịu, gây khó khăn cho hoạt động cầm nắm. Vậy tê đầu ngón tay là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và làm sao để phòng ngừa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Hiện tượng tê đầu ngón tay
Tê đầu ngón tay là cảm giác tê bì hoặc châm chích, đôi khi kèm cảm giác ngứa ran ở đầu ngón tay. Nhiều trường hợp tê cả bàn tay hoặc cánh tay. Ngón tay bị tê gây cản trở cảm giác ở tay, gây khó cử động hoặc cầm nắm.
Tình trạng tê các đầu ngón tay có thể xảy ra một vài thời điểm hoặc thường xuyên, có khi xuất hiện liên tục. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề về sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân gây hiện tượng tê bì đầu ngón tay
1. Do bệnh thần kinh ngoại biên
Thần kinh ngoại biên là dây thần kinh truyền tín hiệu từ tủy sống và não đến các vị trí khác nhau trên cơ thể. Nếu có dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, sẽ dẫn đến triệu chứng tại cơ quan liên quan. Chính vì vậy, tê ngón tay có thể xuất phát từ bệnh thần kinh ngoại biên, khiến người bệnh mất cảm giác và bị tê.
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên thường do chấn thương vật lý. Đôi khi cũng có thể các nguyên nhân như: tiểu đường, thiếu vitamin B12, do lạm dụng rượu bia …
2. Do bệnh rễ thần kinh cổ
Bệnh rễ thần kinh cổ bao gồm các triệu chứng đau thần kinh cổ và chi trên xuất phát từ các rễ thần kinh cổ. Bệnh nhân bị đau, tê bì, yếu cơ, giảm các phản xạ. Do đó tê đầu ngón tay có thể do bệnh rễ thần kinh cổ.
3. Do rối loạn sử dụng rượu
Nếu người bệnh uống nhiều rượu trong thời gian dài thì có thể gây ra tổn thương thần kinh. Bệnh này gọi là viêm đa dây thần kinh do rượu bia. Người bệnh thường gặp các triệu chứng:
- Tê ngón tay, cánh tay hoặc ngón chân, bàn chân.
- Cảm giác ngứa ran.
- Cảm giác châm chích ở bàn tay, có khi kèm theo đau nhức.
- Yếu cơ hoặc co thắt cơ, chuột rút.
- Khó nuốt khi ăn uống.
4. Do đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một rối loạn gây ra tình trạng đau nhức ở cơ và xương. Người bệnh thường có triệu chứng đau khắp cơ thể, nhất là vùng ngực, cổ, vai, hông, tay, chân … Các triệu chứng thường gặp là:
- Mệt mỏi
- Rối loạn giấc ngủ
- Giảm sự chú ý và tập trung, suy nghĩ khó khăn
- Rối loạn lo âu hoặc trầm cảm
- Đau đầu, đau nửa đầu
- Tê ngón tay, bàn tay, bàn chân hoặc cảm giác ngứa ran
- Rối loạn khớp thái dương hàm
- Viêm bàng quang kẽ
- Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng
- Rối loạn tiêu hóa
5. Do hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép ở ống cổ tay. Dây thần kinh bị tổn thương, gây ra viêm, tê, hoặc đau 2 bàn tay.
6. Do bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống dây thần kinh. Do đó bệnh nhân có thể bị tê hoặc ngứa ran ở đầu ngón tay, cánh tay hoặc ở chân, bàn chân. Các triệu chứng khác: đau cơ hoặc chuột rút, yếu cơ, phản xạ chậm …
7. Do hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud là tình trạng co thắt mạch ở bàn tay khi gặp lạnh hoặc khi tâm lý stress. Các ngón tay khó chịu và nhợt nhạt hoặc nổi ban đỏ. Bệnh nhân cũng bị tê các đầu ngón tay.
8. Do chèn ép thần kinh trụ
Dây thần kinh trụ bị chèn ép hay còn gọi là hội chứng ống trụ: dây thần kinh trụ ở cổ tay bị chèn ép. Ngón áp út, ngón út có cảm giác tê bì, khó chịu.
9. Một số nguyên nhân khác
Tê đầu ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân khác như: chấn thương vai, thiếu hụt vitamin B12, bệnh phong, đột quỵ, u nang hạch, HIV/AIDS, …
Điều trị tình trạng đầu ngón tay bị tê
Bị tê ngón tay cần được thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Từ đó tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, hơn nữa tránh tình trạng các bệnh lý nguyên nhân âm thầm tiến triển.
Tùy vào nguyên nhân sẽ có phương pháp phù hợp để điều trị tê đầu ngón tay. Bên cạnh đó có một số phương pháp điều trị như:
- Thực hiện bài tập ngón tay: Các bài tập duỗi ngón tay có thể thực hiện tại nhà.
- Dùng thuốc giảm đau: giúp giảm cơn đau tạm thời. Tuy nhiên phương pháp này không giải quyết được tận gốc
- Phẫu thuật: có thể chữa lành tổn thương ở dây thần kinh gây tê ngón tay.
- Trị liệu thần kinh cột sống: nắn chỉnh để khôi phục cấu trúc cột sống.
Làm sao để phòng ngừa tê ngón tay
Người bệnh cần lưu ý trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa tê bì ngón tay. Đó là:
- Hạn chế mang vác vật nặng để tránh tình trạng chấn thương.
- Tránh thao tác bàn tay liên tục. Ví dụ như dân văn phòng, cần thực hiện mát xa bàn tay, ngón tay sau mỗi giờ đánh máy liên tục.
- Tránh để vật nặng đề lên cánh tay, bàn tay.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin B, phospho, … từ các loại rau xanh, trái cây, củ quả, các loại cá.
- Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện vấn đề về sức khỏe cũng như phòng ngừa các bệnh gây ra tê đầu ngón tay.