Không muốn nhồi máu cơ tim, đừng để cục máu đông hình thành

Cục máu đông là một trong 5 nguyên nhân điển hình gây nhồi máu cơ tim

Cục máu đông là một trong 5 nguyên nhân điển hình gây nhồi máu cơ tim. Do đó phòng ngừa hình thành cục máu đông có thể giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Vì sao cục máu đông gây nhồi máu cơ tim?

Cục máu đông là gì?

Cục máu đông thực chất là một phần trong quá trình đông máu và làm lành vết thương. Nhưng nếu nó hình thành và tồn tại trong lòng mạch có thể gây nhiều bất lợi.

Trong lòng mạch có thể bong tróc ra các mảng xơ vữa, kích hoạt các tiểu cầu đến tạo cục máu đông. Hậu quả là các mạch máu bị bít tắc, máu không thể lưu thông đến các cơ quan, gây nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Cục máu đông là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Nếu một hoặc các động mạch vành có cục máu đông tồn tại gây cản trở dòng máu đến tim, sẽ xảy ra bệnh thiếu máu cơ tim. Vùng cơ tim không được cung cấp máu và oxy có thể bị hoại tử hoặc chết. Tình trạng này cũng được gọi là hiện tượng nhồi máu cơ tim. 

Theo MSD Manual, cục máu đông được đánh giá là 1 trong 5 nguyên nhân điển hình gây nhồi máu cơ tim.

Cục máu đông là một trong 5 nguyên nhân điển hình gây nhồi máu cơ tim
Cục máu đông là một trong 5 nguyên nhân điển hình gây nhồi máu cơ tim

Biểu hiện

Trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp thường có các dấu hiệu điển hình:

  • Cơn đau thắt ngực: đau như bóp nghẹt, nhất là phía sau xương ức, hoặc đau vùng trước tim.
  • Đau có thể lan lên vai trái hoặc tay trái, ngón tay
  • Cơn đau thường kéo dài hơn 20 phút, thường xuất hiện đột ngột.
  • Có thể đau lên cổ, vai, căm, lưng hoặc thượng vị.
  • Một số triệu chứng khác: hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, vã mồ hôi, lạnh chân tay, buồn nôn, … 

Biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh có thể gây ra các biến chứng:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim
  • Thuyên tắc đại tuần hoàn
  • Đột tử

Các biến chứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nhồi máu cơ tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nhồi máu cơ tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những ai cần cẩn trọng với cục máu đông để tránh nhồi máu cơ tim?

Người mắc các bệnh lý tim mạch:

  • Người mỡ máu cao: Trong máu luôn tồn tại các loại Cholesterol. Nếu các chất này ở mức bình thường, cơ thể khỏe mạnh. Nếu lượng Cholesterol xuất tăng cao sẽ hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch, từ đó hình thành cục máu đông. Do đó những người mỡ máu cao rất dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Người bệnh tiểu đường, béo phì, … cũng có nguy cơ bị mỡ máu. Chính vì vậy những đối tượng này cũng có nguy cơ tồn tại cục máu đông và gây ra thiếu máu cơ tim.
  • Người từng nhồi máu cơ tim cũng có nguy cơ bị tái phát.                      

Người cao tuổi

Người trung niên và cao tuổi có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, nhất là:

  • Nam giới trên 45 tuổi
  • Nữ giới trên 50 tuổi

Ở độ tuổi này, thành mạch bắt đầu có sự thoái hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nguy cơ tắc nghẽn mạch máu bởi cục máu đông cũng cao hơn.

Người cao tuổi tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim
Người cao tuổi tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Người có lối sống không lành mạnh:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá: 

Các chất trong thuốc lá làm tăng nồng độ Cholesterol xấu trong máu gây rối loạn mỡ máu. Hút thuốc cũng làm hỏng thành mạch máu: ảnh hưởng đến độ đàn hồi của thành mạch; làm tổn thương tế bào nội mạc thành mạch. Theo đó nguy cơ xơ vữa động mạch tăng lên, dễ hình thành cục máu đông.

  • Người hạn chế vận động:

Sự hạn chế vận động khiến người bệnh dễ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, … Từ đó cục máu đông hình thành, tình trạng này dễ xảy ra ở những người lười vận động hoặc bệnh nhân tai biến, liệt người, … 

  • Ngoài ra những người căng thẳng stress dài ngày cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và hình thành cục máu đông.

Phòng ngừa cục máu đông để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

Tích cực điều trị các bệnh mạn tính

Các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, … làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông cho người bệnh. Do đó người bệnh cần:

  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp.
  • Kiểm soát tốt các chỉ số: đường huyết, huyết áp, lipid máu, … Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc, cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. 

Tạo thói quen sống lành mạnh

  • Duy trì cân nặng hợp lý: cần kiểm soát tốt cân nặng để giảm thiểu nguy cơ béo phì, mỡ máu.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên uống nhiều nước, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. Đồng thời giảm bớt chất béo động vật, các thực phẩm từ nội tạng động vật. Nên thay bằng chất béo thực vật để giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch. Việc này giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và các biến chứng nghiêm trọng.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Việc này rất quan trọng để cơ thể có một hệ tuần hoàn tốt, giảm thiểu nguy cơ cục máu đông.
  • Tránh stress, căng thẳng: Căng thẳng stress khiến cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn. Người bệnh dễ béo phì và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Chính vì vậy, người bệnh nên dành thời gian thư giãn để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
  • Tránh xa thuốc lá: Nên bỏ hút thuốc và tránh xa khói thuốc để bảo vệ mạch máu. Tránh xa thuốc lá cũng chính là tránh xa cục máu đông và các bệnh tim mạch.
Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông
Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông

Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp dùng các thảo dược hoạt huyết thông mạch, tăng cường lưu thông máu để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Từ đó giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim và biến chứng nguy hiểm của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn