Góc cảnh báo: Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi từ tháng thứ 3 của thai kỳ

Việc bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi trong thời kỳ mang thai thậm chí bị tụt huyết áp thường hay xảy ra. Tình trạng này rất nguy hiểm cho mẹ bầu do có thể có nguy cơ bị trượt ngã, xỉu, gặp tai nạn khi đi lại. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hiện tượng này qua bài viết sau.

Hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi hay gặp ở tháng thứ mấy của thai kỳ?

Hoa mắt chóng mặt là một triệu chứng thường xuyên xảy ra trên nhiều đối tượng, trong đó có bà bầu. Hiện tượng này xuất hiện khi bạn đứng dậy quá nhanh sau khi cúi xuống hoặc sau khi ngồi lâu. Do lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. 

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bà bầu vẫn có thể bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Do vậy mẹ không nên chủ quan.

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi từ tháng thứ 3 của thai kỳ
Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi từ tháng thứ 3 của thai kỳ

Nguyên nhân gây hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi ở bà bầu

Nhắc tới nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có thể kể tới như: 

Huyết áp thấp 

Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi đầu tiên đó chính là bị huyết áp thấp. 

Khi thai nhi càng phát triển sẽ gây sức ép càng lớn lên mạch máu. Chính vì thế, mẹ nên lựa chọn cho mình những tư thế ngủ giúp mạch máu có thể dễ dàng lưu thông. Có thể nằm nghiêng bên trái khi ngủ, gối đầu cao…

Hạ đường huyết 

Trong quá trình có thai, ngoài hiện tượng đái tháo đường thai kỳ khá phổ biến thì lượng đường huyết trong máu của mẹ cũng rất dễ bị tụt ở mức thấp. Nguyên nhân được kể đến do thai nhi đang phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng được lấy từ đường tăng lên. Do đó mẹ rất dễ bị hạ đường huyết với các triệu chứng điển hình như bị chóng mắt, choáng, đau đầu, toát mồ hôi.

Thiếu chất dinh dưỡng 

Việc thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt. Khi chế độ ăn uống không hợp lý, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Do đó có thể dẫn đến hiện tượng hoa mắt chóng mặt.

Chính vì vậy, việc bổ sung và xây dựng chế độ dinh dưỡng trong trong thai kỳ rất quan trọng. 

Do môi trường 

Trong trường hợp thời tiết có nhiệt độ đột ngột tăng cao. Hoặc mẹ bầu ở lâu trong những căn phòng có nhiệt độ cao sẽ dễ có hiện tượng hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi.

Thay đổi tư thế đột ngột 

Trong khi mang thai, tử cung phát triển lớn dần, chèn ép các tĩnh mạch chủ từ chân về tim. Điều nay làm chậm lưu thông máu ở chân và làm hạn chế dòng máu chảy về tim. Máu sẽ dồn lại ở bàn chân và cẳng chân. 

Chính vì thế, khi mẹ bầu đứng lên nhanh chóng, cơ thể có thể không cung cấp đủ máu cho tim. Lúc này sẽ gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt khiến mẹ bầu mệt mỏi.

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không? 

Việc bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không là vấn đề nhiều mẹ quan tâm. Cụ thể:

Đối với thai nhi 

Tình trạng mẹ bầu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Hệ quả có thể dẫn đến ngất xỉu và ngã hay thậm chí có thể mẹ bầu bị thương. Dẫn đến thai nhi cũng bị tổn thương.

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi do huyết áp thấp gây nhiều nguy hiểm. Việc này có thể làm giảm tốc độ thai nhi nhận được nguồn cung cấp máu từ mẹ. Việc này có thể gây tổn thương não cho thai nhi. Việc này cũng có thể dẫn đến thai chết lưu trong một số trường hợp. Chính vì thế, nếu mẹ bầu có dấu hiệu bị huyết áp thấp phải đi được thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Thai nhi có thể phát triển kém do bà bầu bị chóng mặt bởi thiếu dinh dưỡng. Khi mẹ không bổ sung kịp những thức ăn chứa chất dinh dưỡng thì thai nhi sẽ không hấp thụ được để phát triển.

Đối với mẹ

Khi mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi sẽ thường rơi vào tình trạng mệt mỏi. Mẹ bầu chán ăn, sức khỏe suy yếu và tinh thần sa sút. Do đó, sức khỏe của mẹ bầu suy giảm khá nhiều. Thậm chí, các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Nhất là những bà bầu tuổi trên 40. 

Bị tiền sản giật rất nguy hiểm. Đi kèm tiền sản giật là bệnh huyết áp, protein niệu cao, bị phù chân, tay, mặt và toàn thân. 

Khi hiện tượng bà bầu bị chóng mặt toát mồ hôi được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ không có hậu quả đáng tiếc xảy ra. Thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường và mẹ sẽ an toàn vượt cạn.

Hậu quả nghiêm trọng khi tình trạng hoa mắt chóng mặt kéo dài
Hậu quả nghiêm trọng khi tình trạng hoa mắt chóng mặt kéo dài

Cách khắc phục tình trạng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi 

Khi mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi cần phải tìm ngay biện pháp khắc phục. Từ đó nhanh chóng cải thiện và điều trị dứt điểm tình trạng này. Bạn hãy tham khảo một số cách hiệu quả sau đây ngay nhé:

Chế độ ăn uống 

Để hạn chế tình trạng hoa mắt chóng mặt, mẹ bầu nên thực hiện theo một số nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Uống đủ nước, khoảng 2 lít/ngày. 
  • Nên chia thực đơn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ. Việc nhày nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi trong cả ngày.
  • Hạn chế dùng thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như bánh ngọt, đồ chiên rán. 
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất tạo máu như: Thịt bò, thịt lợn, các loại rau lá xanh…
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể thường xuyên như: Ổi, cam, chanh, bưởi. Hoặc sử dụng viên sủi có chứa hàm lượng vitamin C cao. 
  • Không sử dụng các chất kích thích như: Cafein, rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện…
Cần bổ sung nhiều rau củ quả cho mẹ bầu
Cần bổ sung nhiều rau củ quả cho mẹ bầu

Chế độ sinh hoạt 

Nếu thấy xuất hiện triệu chứng hoa mắt chóng mặt, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, ổn định trạng thái của cơ thể. Nên hít sâu thở đều giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường nhất. Bởi khi bị các triệu chứng này rất dễ xảy ra tình trạng ngất xỉu, té ngã.

Mẹ cần tránh bị căng thẳng, quá lo âu, stress, áp lực, thay đổi môi trường sống hoặc nơi làm việc. Ngoài ra, mẹ bầu hãy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Chế độ thuốc 

Bà bầu có thể sử dụng thuốc điều trị giảm hoa mắt chóng mặt theo dướng dẫn của bác sĩ. Nếu nôn nhiều thì cần bù lại nước và điện giải bằng cách cho uống oresol hoặc nước gừng ấm. Một lưu ý đó là hãy thận trọng trong sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây hoa mắt chóng mặt.

Ngoài ra, khi bị hoa mắt chóng mặt vừa, không quá nặng mẹ bầu có thể uống nước gừng tươi pha với đường và nước nóng. Bởi gừng và nước đường có tác dụng rất tốt trong việc tăng đường huyết cải thiện nhanh khi bị chóng mắt hoa mắt. Có thể dùng vỏ quýt tươi nấu cháo để ăn vào các bữa phụ.

Qua bài viết trên mẹ có thể biết được những thông tin giải đáp thắc mắc bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi. Nếu có thắc mắc,  xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và nhiệt tình nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn