4 cách trị tê bì chân tay tại nhà đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm

Xoay cổ tay - bài tập tưởng như đơn giản nhưng mang đến hiệu quả bất ngờ

Tình trạng tê bì chân tay là một phản ứng bình thường của cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi tay và chân không được cung cấp đủ máu. Cách trị tê bì chân tay tại nhà đơn giản và phổ biến được nhiều người áp dụng sẽ được chia sẻ trong bài viết này.  

Ưu, nhược điểm khi điều trị tê nhức chân tay tại nhà

Tê bì chân tay gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Trong một số trường hợp do tình trạng cơ thể suy yếu, bệnh lý nguy hiểm khiến tê bì chân tay kéo dài. Do đó sẽ cần có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, các cách trị tê bì tại nhà được rất nhiều người bệnh áp dụng với những hiệu quả nhất định. Tất nhiên, phương pháp chữa trị này có những ưu nhược điểm người bệnh cần phải cân nhắc để đảm bảo hiệu quả, chi phí, thời gian và công sức, cơ địa.

Có rất nhiều cách trị tê bì chân tay tại nhà
Có rất nhiều cách trị tê bì chân tay tại nhà

Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà được coi là con dao 2 lưỡi. Bởi có những ưu nhược điểm phụ thuộc vào sự hiểu biết của bệnh nhân. Do vậy hãy cùng nhìn lại xem ưu nhược điểm của phương pháp này là gì?

Ưu điểm của cách trị tê bì chân tay tại nhà

Thực tế, điều trị tê bì chân tay tại nhà có rất nhiều ưu điểm như:

  • Phương pháp này sẽ giúp người bệnh hạn chế việc lạm dụng các loại thuốc tây y. Thuốc tây có tác dụng giảm đau, gây hại cho cơ thể cho khiến tình hình bệnh nặng hơn.
  • Thuận tiện cho người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà. Không cần mất công di chuyển tốn công sức, thời gian, tiền bạc
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên, có nguồn gốc thảo dược lành tính. Các thảo dược đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hiếm khi gây tác dụng phụ.
  • Hầu hết các nguyên liệu đều dễ tìm mua với giá thành rẻ. Đây là cách thực hiện đơn giản người bệnh có thể chủ động thực hiện 
  • Các cách điều trị tại nhà thường có mức độ phù hợp cao và tiếp cận được nhiều nhóm người bệnh khác nhau. 

Nhược điểm của cách trị tê bì chân tay tại nhà

Bên cạnh những ưu điểm đã kể trên thì các phương pháp điều trị tại nhà cũng có những nhược điểm và hạn chế nhất định như:

  • Phương pháp này chỉ áp dụng và phù hợp khi bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ. Khi bệnh đã nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe thì chỉ có tác dụng tạm thời với tác dụng giảm triệu chứng và không điều trị tận gốc. 
  • Như đã đề cập ở trên, các bài thuốc thường sử dụng các loại thảo dược đơn lẻ nên chỉ có dược tính nhẹ hiệu quả điều trị không cao. 
  • Ngoài ra, hầu hết bài thuốc điều trị tại nhà đều có liều lượng mang tính áng chừng và truyền miệng nên hiệu quả thực tiễn chưa cao. Do vậy, trong quá trình sử dụng hiệu quả chưa được chứng minh cụ thể.
  • Thời gian các bài thuốc phát huy tác dụng sẽ khá dài để đạt được hiệu quả như mong đợi. Trong quá trình sử dụng việc phát sinh các tác dụng phụ hay kiểm soát diễn biến điều trị bệnh. 
  • Hiệu quả điều trị với các nhóm đối tượng khác nhau có sự chênh lệch nhất định. Trong đó nhóm bệnh nhân cao tuổi thường đạt hiệu quả kém hơn.

Dù có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên hiện nay đây vẫn là phương pháp được nhiều bệnh nhân tê bì chân tay lựa chọn.

4 cách trị tê bì chân tay tại nhà

Có rất nhiều cách điều trị tê bì chân tay tại nhà, trong khuôn khổ bài viết này sẽ tổng hợp 4 nhóm phương pháp điều trị. Các phương pháp được đánh giá là khả quan, hiệu quả và dễ dàng áp dụng.

Mẹo dân gian trị tê bì chân tay

Các bài thuốc dân gian:

  • Lá lốt: Sử dụng lá lốt với công dụng hoạt huyết, thông kinh lạc. Từ đó cải thiện triệu chứng tê bì chân tay. Cụ thể, người bệnh dùng 20 lá lốt tươi đã được rửa sạch, đun sôi nhỏ lửa từ 1 đến 2 tiếng cho đến khi cạn dần. Gạn phần nước uống khi còn ấm liên tục trong 10 ngày sau bữa ăn tối. 
  • Ngải cứu trắng: Sử dụng hai nguyên liệu chính là ngải cứu tươi và muối hạt. Bóp nhẹ ngải cứu và muối nhúng qua nước sôi để ngải cứu mềm. Sau đó vắt sạch nước và đắp lên phần chân tay có hiện tượng tê bì. Lưu ý, nên để ngải cứu ấm, phương pháp này sẽ giúp các mạch máu được giãn nở. Từ đó tăng khả năng lưu thông máu, giảm nhẹ tình trạng tê bàn tay, chân. 
Đắp lá ngải cứu giúp tăng khả năng lưu thông máu
Đắp lá ngải cứu giúp tăng khả năng lưu thông máu
  • Cây xấu hổ: Sử dụng 20 – 30g rễ cây xấu hổ sắc lấy nước uống. Bài thuốc này nên được sử dụng trước bữa ăn và dùng liên tục trong 10 ngày sẽ có hiệu quả. 
  • Gừng và muối: Đây là bài thuốc dân gian đơn giản nhất. Bạn chỉ cần đun sôi hỗn hợp gừng và muối, giữ nước ở nhiệt độ 50- 60⁰ C tiến hành ngâm chân. Phương pháp này giúp lưu thông máu hiệu quả, đồng thời mang lại giấc ngủ sâu, chất lượng cho người bệnh.

Các bài thuốc khác

  • Đương quy: Bài thuốc dân gian sử dụng Đương quy này là một trong những bài thuốc được nhiều người tin dùng. Dược liệu chính gồm 8g Đương quy, 20g Thổ phục linh, 10g Cốt toái bổ, 8g Thiên niên kiện, 6g Bạch chỉ. Đem tất cả các thành phần thái nhỏ, sắc thuốc uống trong thời gian 1 tháng. Ngoài ra, bằng các nguyên liệu trên, bạn có thể ngâm rượu uống hoặc dùng phần “rượu thuốc” trên để xoa bóp các vùng tay chân. 
Đương quy có công dụng hỗ trợ điều trị tê bì tay chân hiệu quả
Đương quy có công dụng hỗ trợ điều trị tê bì tay chân hiệu quả
  • Xích thược: Là một dược liệu được biết đến với công dụng giảm đau. Xích thược còn thanh nhiệt và kích thích lưu thông khí huyết hiệu quả. Bài thuốc được sử dụng phổ biến là sử dụng 80g Lá vông, 80g Xích thược, 20g Đào nhân. Thêm 80g Sơn ô qui, 80g Xuyên quy, 40g Bạt kế, 40g Phụ tử, 120g Quế tâm và 40g Xuyên khung. Tất cả dược liệu đem tán thành bột mịn, dùng 20g bột mỗi ngày sắc với 6g gừng. Uống khi thuốc còn ấm, lúc đói bụng. Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng tê bì chân tay thông qua việc giúp tuần hoàn máu lưu thông ổn định.

 

Hầu hết các bài thuốc chữa trị kể trên đều sử dụng những dược liệu lành tính, giá thành thấp, dễ sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc cần sử dụng trong thời gian dài để thấy rõ cải thiện. Do vậy, dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nên lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Bài massage tay chân tại nhà

Ngoài phương pháp sử dụng các bài thuốc dân gian, các bài massage tay chân tại nhà cũng mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Thao tác massage nhẹ nhàng lên khu vực bị tê theo vòng tròn cho đến khi vùng bị tê nóng lên. Đây là một trong những thao tác đơn giản nhất. Khi massage, bạn nên sử dụng kèm với các loại tinh dầu như dầu ô liu, dầu dừa. Việc này giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. 

Kết hợp massage với phương pháp chườm nóng sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng
Kết hợp massage với phương pháp chườm nóng sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng

Sẽ thật tuyệt nếu bạn kết hợp với phương pháp chườm nóng. Chườm bằng khăn bông mềm, túi chườm nóng trong thời gian 5-10 phút. Phương pháp điều trị tê bàn tay tại chỗ này giúp đẩy nhanh lưu thông máu, “đánh bay” triệu chứng tê bàn tay ngay tại thời điểm thực hiện.

Các bài tập chữa tê chân tay hiệu quả

Việc kết hợp các bài tập luôn mang lại hiệu quả nhất định cho người bệnh. Trong đó, các bài tập đơn giản và có thể tự tập tại nhà, tại sao lại không thử ngay?

  • Xoay khớp tay: Đây là một bài tập rất quen thuộc. Bạn chỉ cần đứng 2 chân bằng vai, xoay cánh tay từ ngoài vào trong rồi xoay ngược lại với nhịp độ nhẹ nhàng.  Số lượng tăng dần sẽ giúp lưu thông máu, giảm tình trạng tê tay một cách đáng kể. 
  • Xoay cổ tay: Bài tập này bạn nhẹ nhàng xoay tròn cổ tay. Xoay theo 2 chiều thuận và ngược kim đồng hồ. Mỗi bên 10 đến 20 vòng mỗi lần. 
  • Xát mu bàn tay và xoa bóp tay: Úp mu hai bàn tay lại với nhau và ma sát nhẹ nhàng đến khi cảm thấy nóng lên. Dùng tay phải bóp tay trái từ cổ tay lên đến vai, làm liên tục 3-5 lần rồi đổi bên. 
  • Xòe bàn tay: Đây là một bài tập bắt buộc để cải thiện sự linh hoạt của bàn tay. Bạn nằm ngửa, dang 2 tay sang ngang và xòe bàn tay ra hết cỡ. Giữ nguyên tư thế từ 3-5 giây rồi nắm lại. Bài tập này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần để nâng cao hiệu quả. 
Xoay cổ tay - bài tập tưởng như đơn giản nhưng mang đến hiệu quả bất ngờ
Xoay cổ tay – bài tập tưởng như đơn giản nhưng mang đến hiệu quả bất ngờ

Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay

Một trong những cách trị tê bì chân tay hiệu quả và phòng bệnh, không để bệnh trở nặng là thiết lập chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý. Đảm bảo các nguyên tắc dinh dưỡng sau: 

  • Bổ sung các loại trái cây, rau xanh. Lựa chọn các loại có chứa nhiều các loại vitamin nhóm B, D, C, K,… và các khoáng chất như canxi, sắt, magie… 
  • Tuân thủ tháp dinh dưỡng kết hợp với các loại thực phẩm có lợi.
  • Nấu ăn và chế biến bằng các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu hướng dương, dầu lạc, dầu oliu,… Việc này giúp giảm và hạn chế thấp nhất lượng dầu mỡ trong chế độ ăn uống
  • Nói không với các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
  • Hạn chế sử dụng thuốc kích thích, các loại rượu bia …

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược trong hỗ trợ cải thiện triệu chứng tê bì chân tay

Hiện nay trên thị trường các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược trong hỗ trợ điều trị chứng tê bì chân tay được nhiều bệnh nhân tin dùng. Các sản phẩm với thành phần chính gồm Xích thược, Đương quy, Cao khô bạch quả… đang nhận được phản hồi tốt. Các sản phẩm có ông dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não. Từ đó giúp giảm các triệu chứng như tê bì, nhức mỏi chân tay, vai gáy do lưu thông máu kém. Có thể tìm dùng các sản phẩm hoạt huyết thông mạch với công dụng hỗ trợ điều trị tê bì chân tay hiệu quả. 

Để việc điều trị tê bì chân tay được kịp thời và an toàn nhất, bệnh nhân cần có ý thức phát hiện bệnh thông qua khám bệnh định kỳ. Tê bàn tay chân tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng. Nhưng là loại bệnh mang đến cảm giác khó chịu kéo dài. Khi kết hợp các cách điều trị tê bì chân tay tại nhà một cách kiên trì, bền lâu sẽ mang lại hiệu quả nhất định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn