Mất ngủ kéo dài do đâu, làm sao để khắc phục?

Mất ngủ kéo dài do đâu làm sao để khắc phục

Mất ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe. Tình trạng này có thể gặp ở nhiều độ tuổi. Vậy nguyên nhân nào gây ra vấn đề này? Và làm sao để cải thiện mất ngủ, lấy lại sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống?

Mất ngủ kéo dài là gì?

Mất ngủ là sự không hài lòng về chất lượng hoặc thời lượng giấc ngủ. Mất ngủ có thể là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc tỉnh giấc sớm sau đó không thể ngủ lại được. Mất ngủ kéo dài hay mất ngủ mạn tính, là tình trạng mất ngủ trên 3 lần/tuần và kéo dài hơn 3 tháng.

Mất ngủ kéo dài có thể gặp ở nhiều đối tượng
Mất ngủ kéo dài có thể gặp ở nhiều đối tượng

Các triệu chứng của mất ngủ kéo dài có thể kèm theo:

  • Khó khăn để đi vào giấc ngủ
  • Dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại
  • Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng sau khi ngủ dậy
  • Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, hay nhầm lẫn
  • Dễ cáu gắt, nổi nóng, thay đổi hành vi, cảm xúc bất thường
  • Hồi hộp, lo lắng
  • Giảm năng suất học tập, công việc.

Tác hại của mất ngủ kéo dài

Mất ngủ trong thời gian dài còn có thể dẫn đến:

  • Tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, … thậm chí có thể tăng nguy cơ tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ tử vong tăng lên ở những bệnh nhân ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày.
  • Khi bệnh nhân tự dùng thuốc điều trị có thể tăng nguy cơ lạm dụng thuốc, gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra mất ngủ kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Stress dài ngày: những người thường gặp stress trong công việc và cuộc sống có thể bị mất ngủ nhiều ngày. Khi ở trong trạng thái lo âu, cơ thể chúng ta khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng này thường gặp ở những người trẻ tuổi.
  • Sử dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê, … Việc sử dụng các chất kích thích gây hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương gây ra rối loạn giấc ngủ. Việc này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến mất ngủ kéo dài.
  • Do một số loại thuốc: bệnh nhân dùng một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp, corticoid, … cũng có thể gây ra mất ngủ.
  • Do môi trường sống và sinh hoạt: lệch múi giờ kéo dài, hoặc do ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ. 
  • Do một số bệnh lý như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc suy thận, tiểu đường, tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, … Các triệu chứng của những bệnh này có thể xuất hiện vào ban đêm một cách thường xuyên, dai dẳng. Chính vì vậy những người mắc những bệnh này cũng có thể gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, nhất là người cao tuổi.
Stress lâu ngày dẫn đến mất ngủ
Stress lâu ngày dẫn đến mất ngủ

Làm sao để khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài?

Mục tiêu điều trị

Điều trị mất ngủ hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Đồng thời giúp bệnh nhân tỉnh táo vào ban ngày, giảm những ảnh hưởng do mất ngủ. 

Cần xác định nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài, nhất là các bệnh lý gây ra tình trạng này. Điều trị song song các bệnh lý cùng với mất ngủ. Về phương pháp điều trị: có thể điều trị bằng liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc hoặc kết hợp cả 2. 

Dùng thuốc để điều trị

Việc dùng thuốc điều trị mất ngủ kéo dài cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số thuốc được sử dụng trong điều trị mất ngủ thường là: benzodiazepin, thuốc chủ vận thụ thể melatonin, thuốc chủ vận benzodiazepin, thuốc đối kháng thụ thể orexin, … 

Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ cần tuân thủ theo nguyên tắc: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, dùng thuốc ngắn hạn, ngừng thuốc từ từ. Không nên điều trị dài ngày bằng thuốc bởi nhiều tác dụng không mong muốn và còn thiếu bằng chứng hiệu quả lâu dài. Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng 7 – 10 ngày, các bác sĩ sẽ đánh giá lại và thay đổi phương pháp điều trị phù hợp, an toàn hơn.

Biện pháp không dùng thuốc

Đối với những bệnh nhân chống chỉ định dùng thuốc hoặc một số đối tượng ko dung nạp được thuốc sẽ được điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi. Liệu pháp này thường dùng cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân gan, thận, phổi, … Liệu pháp này được chứng minh hiệu quả mất ngủ mạn tính. Và đây cũng chính là biện pháp đầu tay để điều trị mất ngủ kéo dài. Liệu pháp nhận thức hành vi bao gồm:

Giới hạn giấc ngủ:

  • Giảm thời gian nằm trên giường đến xấp xỉ tổng thời gian ngủ ước tính. 
  • Chỉ ngủ trong một khoảng thời gian mà ta cảm thấy cơ thể đã hồi phục và ra khỏi giường.

Kiểm soát các kích thích:

  • Bệnh nhân chỉ nên dùng giường để ngủ. Nếu cảm thấy không thể ngủ, hãy ra khỏi giường. Trong khi đó hãy thực hiện một vài hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, … cho đến khi buồn ngủ rồi quay lại giường ngủ.
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ (điện thoại di động, máy tính, ti vi, …)
Trước khi đi ngủ nên tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh để giảm tình mất ngủ kéo dài
Trước khi đi ngủ nên tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh để giảm tình mất ngủ kéo dài

Trị liệu về nhận thức:

  • Cần giải quyết những vấn đề gây ra sự lo lắng hoặc tiêu cực: làm xong việc vào ban ngày hoặc trước khi đi ngủ.
  • Làm điều gì đó thư giãn trước khi ngủ.

Vệ sinh giấc ngủ:

  • Xây dựng thời gian biểu cho việc đi ngủ và thức giấc như nhau vào tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ.
  • Tránh ngủ trưa quá lâu (hơn 30 phút), tránh ngủ vào buổi chiều và chiều tối.
  • Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao nhưng cần tránh hoạt động trước thời gian đi ngủ 4 -5 tiếng.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái, tránh quá nóng hoặc quá lạnh, tránh tiếng ồn lớn, tránh để đèn chiếu sáng trong phòng ngủ.
  • Không ăn quá no, ko để bụng quá đói trước khi đi ngủ. Tránh uống quá nhiều nước để tránh đi tiểu vào ban đêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn