Thiếu máu não nguy hiểm đến mức nào và biểu hiện bệnh nhất định phải biết!

Thiếu máu não là một trong những bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi tại Việt Nam. “Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?” là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm và cần giải đáp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ nhất.

Bạn đã biết gì về bệnh thiếu máu não

Hiện nay, thiếu máu não là một bệnh rất phổ biến tại Việt Nam. Thiếu máu não được hiểu là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não. Điều này dẫn tới thiếu oxy lên não, giảm các chất dinh dưỡng nuôi não. Điều này trực tiếp dẫn tới việc các tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó ảnh hưởng tới cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Bạn đã biết gì về bệnh thiếu máu não
Bệnh thiếu máu não ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa

Theo Đông y, thiếu máu não là do khí huyết đều hư, huyết ứ. Sự lưu thông máu giảm đi, khí huyết ứ trệ kéo dài, tuần hoàn máu rối loạn. Do đó, hoạt động lưu thông tới các bộ phận kém, tổ chức, não bộ, oxy và dưỡng chất suy yếu, tổn thương khó phục hồi. Chất lượng và khối lượng máu không đủ để nuôi dưỡng não.

Thiếu máu não không phải là loại bệnh quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên loại bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân. Thiếu máu não còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Mất trí nhớ, suy giảm thị lực, đột quỵ trong một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng.

Biểu hiện thiếu máu não

Để trả lời cho câu hỏi “Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?”, trước nhất hãy cùng tìm hiểu những biểu hiện của bệnh thiếu máu não. Về cơ bản, biểu hiện bệnh thiếu máu não sẽ chia thành hai nhóm chính là biểu hiện thiếu máu não bệnh lý và biện hiện thiếu máu não thoáng qua. Cụ thể của 2 nhóm biểu hiện như sau:

Biểu hiện thiếu máu não bệnh lý

Nguyên nhân gây thiếu máu não bệnh lý có hơn 80% bắt nguồn từ xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số lý do khác như: Chấn thương đốt sống cổ, các bệnh lý liên quan đến tim mạch… Hãy cùng đi vào chi tiết những triệu chứng điển hình của thiếu máu não bệnh lý:

Đau đầu

Đau đầu là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thiếu máu não. Hầu hết bệnh nhân thiếu máu não đều sẽ kể đến những cơn nhức đầu bất chợt. Tần suất tăng dần theo thời gian và mức độ bệnh. 

Đau đầu là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thiếu máu não
Đau đầu là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thiếu máu não

Giai đoạn đầu, đau đầu chỉ xuất hiện ở 1 số vùng cố định. Tuy nhiên, khi tình trạng thiếu máu tăng lên cơn đau sẽ lan rộng khắp vùng đầu. Đặc biệt đau đầu tăng lên khi người bệnh di chuyển đột ngột, thức giấc hoặc tâm lý căng thẳng kéo dài. 

Hoa mắt, ù tai, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt thường gặp trong các trường hợp người bệnh đứng dậy, khiến cơ thể choáng váng, không đứng vững. Chứng bệnh này cũng có thể khiến người bệnh ù tai ngay cả khi ngồi trong phòng kín, không gian yên tĩnh. 

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng không thể không kể đến ở những bệnh nhân thiếu máu não. Bệnh gây các biểu hiện như như: Ngủ chập chờn, khó ngủ, dễ bị tỉnh giữa giấc, hay mơ,…

Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của người bệnh. Chất lượng giấc ngủ kém trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe người bệnh giảm sút, thiếu tỉnh táo. Người bệnh dễ cáu gắt, phát triển chứng lo âu hoặc trầm cảm.

Tê bì chân tay

Trong một số trường hợp, thiếu máu não sẽ thường đi kèm với triệu chứng tê bì các đầu ngón tay, chân. Cụ thể là cảm giác như bị kiến bò. Lý giải cho triệu chứng này, các chuyên gia phân tích rằng thiếu máu não là nguyên nhân. Thiếu máu não gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương. Do đó xảy ra tê bì chân tay. Biểu hiện này thường xuyên xảy ra và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. 

Tê bì chân tay do suy giảm lưu lượng máu lưu thông lên não ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương

Tê bì chân tay do suy giảm lưu lượng máu lưu thông lên não ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương

Đồng thời, có thể xuất hiện những cơn đau vai gáy, đau dọc xương sườn hay lạnh sống lưng… gây khó khăn trong cuộc sống. 

Cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số biểu hiện khác của bệnh thiếu máu não như suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân do tế bào não không được cung cấp đủ năng lượng hoạt động thường xuyên. Tình trạng lão hóa tăng lên, hoạt động và chức năng não cũng bị suy giảm. Trong đó, chứng suy giảm trí nhớ là xuất hiện sớm nhất, nặng nhất và lâu dần khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua

Thiếu máu não thoáng qua có biểu hiện khá giống với đột quỵ. Tuy nhiên mức độ bệnh nhẹ và ít nguy hiểm hơn. Thiếu máu não thoáng qua được hiểu là sự xuất hiện của cục máu đông tắc ở động mạch máu nuôi não. Tình trạng này sẽ biến mất khi cục máu đông bị loại bỏ hoặc di chuyển sang khu vực khác. 

Do vậy, thiếu máu não thoáng qua là cấp tính và thường kéo dài trên dưới 10 phút. Sau đó bệnh nhân không gặp phải biến chứng gì. Thiếu máu thoáng qua sẽ có 1 số biểu hiện đặc trưng như: Chóng mặt, tê liệt các vùng tay chân hoặc toàn thân, mất thăng bằng cơ thể thậm chí mù mắt tạm thời. Tuy nhiên, sau khi cơn thiếu máu não thoáng qua đi qua, triệu chứng biến mất và người bệnh không gặp phải biến chứng nào. Dù vậy, các chuyên gia hàng đầu đều đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ xuất hiện đột quỵ não sau đó nên cần chẩn đoán và theo dõi liên tục. 

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não, tim và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thiếu máu não gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân gặp những biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, thị lực, đột quỵ, nhồi máu não. Thậm chí bệnh nhân bị đe dọa đến tính mạng.

Thiếu máu não là bệnh rất dễ tái phát và là triệu chứng báo hiệu của tai biến mạch máu não. Do đó, để đảm bảo sức khỏe bệnh cần được phát hiện sớm để có phương án điều trị kịp thời.

Thiếu máu não là bệnh rất dễ tái phát nên cần được điều trị kịp thời

Thiếu máu não là bệnh rất dễ tái phát nên cần được điều trị kịp thời

Trước đây, tồn tại quan điểm sai lầm rằng bệnh thiếu máu não chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi. Thực tế đã chứng minh, độ tuổi mắc bệnh thiếu máu não ngày càng trẻ hóa và mức độ nguy hiểm cần được cảnh báo. 

Đa số giới trẻ sẽ bỏ qua những triệu chứng ban đầu của bệnh dẫn tới việc phát hiện bệnh quá muộn. Từ đó, bệnh nhân phải trực tiếp đối mặt với các biến chứng của bệnh thiếu máu não rất nguy hiểm như: Tổn hại mô não, thiếu máu não cục bộ, liệt não thậm chí đột quỵ não dẫn đến tử vong cao.

Những con số biết nói về bệnh thiếu máu não

Báo Sài Gòn giải phóng đã từng cung cấp thông tin rằng: “Khoảng 1/3 các trường hợp đột quỵ xuất hiện sau một hoặc nhiều cơn “đột quỵ nhẹ”. Hay còn được biết đến với tên gọi khác là các cơn thiếu máu não thoáng qua đã được đề cập ở trên. Thiếu máu não thoáng qua có thể xảy ra nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng trước khi bệnh nhân bị đột quỵ thật sự”. Thiếu máu não là bệnh lý được xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới, chỉ sau ung thư và tim mạch. Đây là một con số đáng kinh ngạc. Chúng ta có thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu não. 

Những năm gần đây tại Việt Nam, tỷ lệ người được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu não lên đến 80%. Bệnh thiếu máu não ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, thông tin, triệu chứng bệnh thiếu máu não cần được phổ biến đến tất cả mọi người. Từ đó có những biện pháp phòng tránh, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kinh nghiệm phòng và điều trị thiếu máu não hiệu quả

Phòng bệnh thiếu máu lên não thế nào thì hiệu quả?

Một trong những phương pháp phòng bệnh thiếu máu lên não chính là có chế độ sinh hoạt khoa học. Phương pháp này được hầu hết các bác sĩ tư vấn. Cụ thể:

  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần được bổ sung nhiều sắt, các loại rau, quả, cá. Hạn chế thịt và các loại mỡ động vật. Bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều vitamin C để tăng hấp thu sắt. Đồng thời, các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu.
  • Hạn chế uống rượu, bia, bỏ thuốc lá… để hạn chế thấp nhất khả năng mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và thiếu máu lên não.
  • Kiên trì tập luyện thể dục thể thao, đây là phương pháp giúp giảm tới 40% nguy cơ đột quỵ. Các bộ môn như yoga, thiền, thở chậm, đạp xe, đi bộ…là những lựa chọn hàng đầu.

Phòng bệnh thiếu máu lên não hiệu quả

Phòng bệnh thiếu máu lên não hiệu quả

Ngoài ra, kết hợp dùng sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não rất cần thiết. Các sản phẩm giúp giảm các triệu chứng: suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì, nhức mỏi chân tay do lưu thông máu kém. Yêu cơ thể và bảo vệ sức khỏe bản thân là yếu tố quan trọng để cơ thể nói không với thiếu máu não. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán bị thiếu máu não, bạn cũng không cần quá lo lắng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh thiếu máu lên não sao hiệu quả?

Tùy theo tình trạng sức khỏe, nguyên nhân mắc bệnh, việc sử dụng thuốc điều trị thiếu máu não không còn quá xa lạ. Trên thị trường hiện nay, thường dùng một số nhóm thuốc sau: 

  • Nhóm thuốc tăng tuần hoàn não: Công dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu, cải thiện chuyển hóa, tăng huy động glucose cho não, duy trì chức năng của tế bào não.
  • Nhóm thuốc điều trị hoặc phòng ngừa biến chứng hạ mỡ máu, thuốc tiểu đường, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ áp,…
  • Nhóm cung cấp dinh dưỡng cho não gồm các loại vitamin, khoáng chất như vitamin B, C, sắt… giúp hỗ trợ điều trị bệnh là chính.

Ngay khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ… người bệnh nên đi khám sớm. Thăm khám tại các bệnh viện để tìm nguyên nhân và sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Việc điều trị bệnh thiếu máu não bằng thuốc tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?”. Có! Thiếu máu não là bệnh nguy hiểm nhưng thông qua lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng các sản phẩm điều trị chất lượng thì việc kiểm soát tốt bệnh, ngăn chặn biến chứng là điều hoàn toàn có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn