Trước đây, suy giảm trí nhớ mặc nhiên được hiểu là “bệnh người già”? Suy giảm trí nhớ ở học sinh là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và cuộc sống. Gia đình, phụ huynh và thầy cô sẽ bất ngờ với những nguyên nhân gây bệnh không thể ngờ tới, đọc bài viết ngay.
Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng người bệnh mất tập trung, hay quên, suy giảm trí nhớ. Bệnh xảy ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài. Có thể hiểu đây là một chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí tuệ, tâm lý của người bệnh, đặc biệt là nhóm đối tượng học sinh…
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở học sinh
Suy giảm trí nhớ tưởng chừng chỉ gặp ở người già. Nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, dần xuất hiện phổ biến ở học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, các dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở học sinh thường xuyên bị bỏ qua. Học sinh thường có các biểu hiện điển hình như: Mệt mỏi, mất tập trung, giảm khả năng tư duy,…
Suy giảm trí nhớ chỉ gặp ở người già nay đã xuất hiện ở học sinh và dần trở nên phổ biến
Suy giảm trí nhớ ở học sinh có đa dạng biểu hiện đa dạng, dễ nhận biết như sau:
- Khả năng ghi nhớ kém, học trước quên sau, hay quên đồ đạc.
- Khả năng tập trung kém, cơ thể và tinh thần mệt mỏi.
- Thường xuyên lơ đãng, mệt mỏi, uể oải kéo dài.
- Khả năng tư duy kém, phản ứng chậm, không sáng tạo nhạy bén.
- Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress vì những lý do đơn giản.
- Không kiểm soát được hành vi của bản thân.
- Mất ngủ thường xuyên, khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, thức dậy đột ngột.
- Phản ứng chậm chạp, cơ thể ỳ, kém năng động, bị động.
Nếu cơ thể đang có những biểu hiện trên, các em học sinh nên chủ động nói chuyện với phụ huynh và tiến hành thăm khám. Các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu tâm để có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở học sinh
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn tại sao suy giảm trí nhớ có thể gặp phải ở lứa tuổi học sinh thì đọc ngay các nguyên nhân sau đây:
Do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh
Theo một số chuyên gia, sự suy giảm trí nhớ có thể bắt nguồn từ các tế bào thần kinh. Việc các tế bào thần kinh trong não bị lão hóa khiến các neuron thần kinh biến mất. Đồng thời phá hủy sự liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não. Với những đối tượng thường xuyên stress, áp lực nhiều dễ xảy ra tình trạng này. Trong học tập, học sinh, sinh viên lượng tế bào thần kinh mất đi càng nhiều hơn.
Đối với người trẻ, lối sống ít vận động khiến tình trạng vôi hóa cột sống cổ ngày càng nghiêm trọng và phổ biến. Từ đó khả năng tuần hoàn máu não suy giảm nhanh chóng khiến cho việc nuôi dưỡng cần thiết cho não không được đảm bảo… Do vậy, càng làm gia tăng sự lão hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ. Biểu hiện của quá trình lão hóa chính là trí nhớ bị suy giảm.
Do sự tăng sinh các gốc tự do
Tác động của các gốc tự do là 1 trong các nguyên nhân chính gây giảm trí nhớ. Gốc tự do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể. Các gốc tự do này tác động lên những mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não.
Do đó, ở học sinh, các hoạt động chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ nên số lượng gốc tự do sản sinh rất lớn. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ gây hư hỏng các tế bào thần kinh. Điều này khiến não bộ bị tổn thương và dẫn tới các triệu chứng suy giảm trí nhớ.
Do rối loạn giấc ngủ
Trong độ tuổi học sinh, quá trình dậy thì với các hormone thay đổi và áp lực học tập diễn ra. Điều đó khiến rất nhiều học sinh rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Thiếu ngủ, không đủ giấc, không sâu giấc, thức, khó ngủ, khó thức dậy… Khiến cơ thể không thể tái tạo lại năng lượng, đào thải độc tố và thực hiện việc lưu trữ các thông tin ký ức tại vỏ não. Thông tin bị ngưng trệ dẫn đến các biểu hiện hay quên, suy giảm trí nhớ tạm thời.
Do căng thẳng
Áp lực học tập nặng nề khiến thần kinh bị ức chế
Căng thẳng, stress do áp lực học tập không phải là vấn đề xa lạ ở lứa tuổi học sinh. Áp lực khiến thần kinh bị ức chế dẫn tới tình trạng khó tập trung để lắng nghe, tiếp nhận thông tin. Đồng thời, tốc độ phản ứng cũng bị ảnh hưởng. Học sinh thường chậm chạp, ỳ trệ, thiếu linh hoạt, lơ đãng ảnh hưởng đến việc học tập.
Do thiếu hụt dinh dưỡng
Để có một não bộ khỏe mạnh, tư duy tốt dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Trong đó, Vitamin nhóm B giữ vai trò cung cấp các chất hữu ích giúp tăng tuần hoàn máu. Trong đó, Vitamin B1 và B12 được cần được bổ sung. Nếu đầy đủ sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ mất trí nhớ ngắn hạn.
Do một số bệnh lý và thói quen sinh hoạt
Thường xuyên thức khuya, lười vận động… là những thói quen xấu. Sinh hoạt không lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh và dẫn đến suy giảm trí nhớ.Ngoài ra, trường hợp bị chấn thương sọ não hoặc những tổn thương khác sau tai nạn cũng dễ suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ tạm thời.
Học sinh lười vận động, phụ thuộc vào điện thoại…
Suy giảm trí nhớ ở học sinh ảnh hưởng thế nào?
Tất cả các chuyên gia đều khẳng định, dù ở độ tuổi nào suy giảm trí nhớ cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Đối với độ tuổi học sinh, suy giảm trí nhớ tác động tiêu cực đến chất lượng học tập, sinh hoạt và cuộc sống. Một số biến chứng nổi bật có thể kể đến như:
- Về học tập: Học sinh mất tập trung, tư duy thiếu nhạy bén, phản ứng chậm, lơ đãng với mọi thứ. Kéo dài như vậy khiến học sinh mất dần năng lượng, ý chí học tập, chất lượng tiếp thu kiến thức mới và bài giảng suy giảm nhanh chóng.
- Về cuộc sống: Chắc chắn rằng suy giảm trí nhớ sẽ khiến cho cuộc sống của các em trở nên rối loạn cụ thể là những vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại dẫn tới sự ức chế về mặt tâm lý như: Hay quên, mất đồ đạc, tốn nhiều thời gian để xử lý một vấn đề, giao tiếp kém, kiểm soát cảm xúc hạn chế, thường xuyên đối mặt với các áp lực, tiêu cực và thiếu năng lượng.
- Về sức khỏe: Các bác sĩ và chuyên gia cho biết, chứng suy giảm trí nhớ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ chuyển sang sa sút trí tuệ sau 3 năm mắc bệnh. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Teo não, tổn thương tế bào hay mạch máu não có thể xảy ra, mất dần khả năng điều khiển cơ thể…
Làm thế nào để cải thiện suy giảm trí nhớ ở học sinh
Thực tế, phát hiện trẻ có dấu hiệu suy giảm trí nhớ là rất khó khăn. Thay vì phát hiện muộn các bậc phụ huynh nên chủ động phòng tránh chứng suy giảm trí nhớ cho trẻ nhỏ. Đặc biệt ở các giai đoạn cuối cấp 2, 3 với áp lực học tập nặng nề. Các bậc phụ huynh cần xác định các yếu tố quyết định đến hiệu quả cải thiện suy giảm trí nhớ. Cần thay đổi thói quen sống khoa học và tích cực hơn.
Học tập có kế hoạch:
- Phụ huynh, giáo viên cần có cách tiếp cận phù hợp để trẻ học tập một cách khoa học. Học tập có kế hoạch để hạn chế áp lực, căng thẳng, stress trong quá trình học tập
- Kết hợp giữa học tập, giải trí và vận động để giúp học sinh giải tỏa căng thẳng và luôn giữ được tâm lý ổn định, cởi mở
- Tập thể dục, thể thao mỗi ngày với các bộ môn và bài tập phù hợp với thể trạng. Việc này giúp tăng tuần hoàn máu não, thần kinh, hô hấp…mạnh khỏe và cân bằng
- Khuyến khích, vận động trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời để kết bạn, giao lưu…
- Tham gia các hoạt động cùng hội nhóm online và offline. Trẻ cần mở rộng thêm các tương tác xã hội, mối quan tâm… thay vì chỉ chú tâm vào học tập.
- Học thêm các bộ môn ngoại khóa mà trẻ yêu thích. Các bộ môn: Ngoại ngữ, vẽ tranh, bơi lội, nhạc cụ, ca hát, công nghệ, đọc sách… giúp để trẻ rèn luyện tư duy. Trẻ không phụ thuộc quá nhiều vào Internet, các mạng xã hội quá nhiều.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng tương tác xã hội, kết bạn, giao lưu…
Chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Đảm bảo giàu dinh dưỡng cho cơ thể nói chung và não bộ nói riêng. Trong đó, các thực phẩm như rau xanh, hải sản, các loại ngũ cốc, quả đỏ, sữa, trứng… cần được kết hợp linh hoạt trong bữa ăn.
- Rèn luyện để trẻ có thói quen đi ngủ khoa học: Đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế dùng các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ.
- Bổ sung thêm các loại sản phẩm, dược phẩm có công dụng hoạt huyết thông mạch có công dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông máu. Từ đó cải thiện tuần hoàn máu não giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ ở học sinh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ:
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời kết hợp trao đổi trò chuyện với trẻ. Thông qua đó kiểm tra sức khỏe tổng quát và có thể sớm phát hiện chứng suy giảm trí nhớ, từ đó kế hoạch điều trị hiệu quả.
Thực tế, suy giảm trí nhớ ở học sinh không phải bệnh lý nguy hiểm, khó điều trị. Tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị kịp thời khoa học bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập và tâm lý. Vì vậy, chủ động phòng tránh vẫn là phương pháp tối ưu nhất.