Các mẹ sau khi sinh thường xuyên gặp phải chứng chóng mặt đau đầu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị các mẹ theo dõi bài viết sau đây.
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU ĐẦU SAU SINH
– Do thiếu máu: Thời kỳ mang thai và sinh con sản phụ bị mất nhiều máu, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau khi sinh ở các mẹ.
– Căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ: Áp lực chăm sóc con nhỏ, thức đêm để chăm con khi giờ giấc sinh học của bé chưa ổn định…
– Hormone thay đổi: Lượng estrogen trong máu suy giảm đột ngột khiến cho áp lực thành mạch máu tăng cao và gây nên tình trạng đau đầu.
– Tác dụng phụ của thuốc: Đối với các mẹ sinh mổ, do tác dụng phụ của thuốc gây tê màng cứng. Thời gian đau đầu dạng này thường chỉ kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần.
– Sự phát triển của các gốc tự do: Các gốc tự do phát triển liên tục ở não bộ do quá trình chuyển hóa của cơ thể, tâm lý căng thẳng, môi trường thay đổi… Các gốc tự do tấn công vào lớp nội mạc mạch máu, hình thành lên các mảng xơ vữa, ngăn chặn máu lên não và gây nên tình trạng đau đầu..
– Sự tụt giảm đột ngột của lượng estrogen trong máu giảm mạnh khiến áp lực thành mạch máu tăng cao gây nhức đầu.
– Đối với những phụ nữ ngoài độ tuổi 35, phụ nữ tiền sử đau đầu mãn tính, tiền đình sau khi sinh con sẽ dễ gặp hiện tượng đau đầu hơn người bình thường khác.
– Các nguyên nhân khác như mất nước, môi trường: Uống ít nước, không gian ở bí bách cũng gây nên tình trạng đau đầu.
ĐAU ĐẦU SAU SINH MỔ UỐNG THUỐC GÌ?
Đối sản phụ đang nuôi con bằng sữa mẹ không uống thuốc đau đầu, chỉ nên dùng thuốc với những bà mẹ không cho con bú. Tuy vậy, để chắc chắn tình trạng của mình có nguy hiểm không, dùng thuốc gì là an toàn nhất, các mẹ hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
ĐAU ĐẦU SAU SINH MỔ BAO LÂU THÌ KHỎI?
Theo các chuyên gia, hầu hết các cơn đau đầu sau sinh đều sẽ biến mất trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, tình trạng đau đầu thứ phát có thể mất nhiều thời gian hơn vì tình trạng này cần được điều trị đúng cách.
Lưu ý: Nếu đau đầu kèm theo các triệu chứng như sốt cao, chóng mặt buồn nôn thì cần đi bệnh viện ngay, bởi đây những triệu chứng này thường cảnh báo những bệnh lý về nội sọ không nên xem nhẹ.
CÁCH GIẢM ĐAU ĐẦU SAU SINH MỔ
– Dùng túi chườm nóng: Đây là cách chữa trị chứng đau đầu sau khi sinh rất hiệu quả. Mẹ có thể chườm ở trán, 2 bên thái dương, các vùng cổ vai gáy sẽ khiến cơn đau đầu dịu đi đáng kể.
– Hít thở sâu: Khi bị đau đầu, các mẹ hãy nghỉ ngơi, thư giãn và hít thở thật sâu để oxy lên não giúp mẹ tỉnh táo hơn.
– Uống nước đầy đủ: Mất nước là nguyên nhân gây ra đau đầu do đó để cải thiện được tình trạng này, các mẹ nên uống nước khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung các loại hoa quả mọng chứa nhiều nước.
– Ngồi thiền hoặc tập yoga: Đây là các biện pháp tập luyện với các động tác massage nhẹ nhàng sẽ làm cho cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn, máu tuần hoàn vào lưu thông lên não giúp xoa dịu những cơn đau đầu.
– Cải thiện chất lượng bữa ăn: Để chữa trị chứng đau đầu ở phụ nữ sau khi sinh, các mẹ nên sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein, canxi…Tránh dùng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm sống, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafein…
– Cải thiện nơi ở: Nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, làm cho tinh thần của mẹ thoải mái, đẩy lùi được chứng đau đầu sau khi sinh.
– Tránh các vấn đề sang chấn tâm lý, cãi vã, buồn bực… Các mẹ có thể chia sẻ với chồng và người nhà về vấn đề của mình, không nên chịu đựng một mình sẽ khiến căng thẳng và bùng phát bất cứ lúc nào.
– Ngủ nghỉ đủ giấc: Khi nuôi con nhỏ, việc thức khuya là điều không thể tránh khỏi. Các mẹ có thể tranh thủ lúc bé ngủ để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe.
Đau đầu là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Để tránh những nguy cơ bệnh phát triển xấu hoặc trở thành mãn tính, các mẹ hãy thực hiện biện pháp nghỉ ngơi, ăn uống điều độ như những chia sẻ nêu trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.