Cảnh báo: Hoa mắt chóng mặt phải làm sao?

Hoa mắt chóng mặt là một triệu chứng thường xuyên xảy ra trên nhiều đối tượng. Vậy khi bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao? Xử lý như thế nào để khắc phục được tình trạng này và dự phòng nguyên nhân như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin chi tiết của bài viết dưới đây nhé.

Hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không?

Hoa mắt và chóng mặt là hai biểu hiện khác nhau. Chóng mặt được mô tả khi bệnh nhân thấy các vật xung quanh xoay trong theo các chiều hướng khác nhau. Còn hoa mắt là cảm giác bị tối sầm mắt lại. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh nhân thay đổi tư thế, có thể kéo dài trong vòng vài giây đến vài giờ.

Hoa mắt chóng mặt thì phải làm sao? Liệu có chữa được không?Hoa mắt chóng mặt rất hay gặp ở phụ nữ

Nguyên nhân điển hình gây ra triệu chứng hoa mắt chóng mặt:

  • Bệnh thiếu máu làm cho lưu lượng tuần hoàn bị suy giảm.
  • Hạ huyết áp đột ngột do thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, ngồi sang đứng quá nhanh. 
  • Đau nửa đầu hoặc hội chứng rối loạn một bên não. 
  • Bệnh viêm tai giữa.
  • Hội chứng rối loạn thần kinh như Parkinson hoặc tràn dịch màng não. 
  • Rối loạn tiền đình trong bệnh u thần kinh thính giác hoặc bệnh ù tai. 
  • Bệnh tim mạch.
  • Xơ vữa mạch máu gây hình thành cục máu đông gây tắc mạch. 
  • Ảnh hưởng của tác dụng phụ thuốc an thần, thuốc ngủ…
  • Bệnh tai biến mạch máu não, xuất huyết não. 

Những yếu tố nguy cơ gây nên triệu chứng hoa mắt chóng mặt: 

  • Lứa tuổi: Con gái đang tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. 
  • Ăn uống không đủ bữa, bỏ bữa, không theo giờ giấc, không đủ chất dinh dưỡng.
  • Những người làm việc trong môi trường có cường độ quá cao, quá nhiều áp lực. 
  • Thay đổi giờ giấc sinh hoạt trong nhiều ngày liên tục. 
  • Những người bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề: Gặp biến cố, sốc trong cuộc sống.

Chính vì vậy, hoa mắt chóng mặt rất nguy hiểm nếu như bạn chủ quan và không khắc phục kịp thời.

Hoa mắt chóng mặt phải làm sao?

Để có thể khắc phục được tình trạng này, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Hoa mắt chóng mặt phải làm sao? Chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây:

Với cơn hoa mắt chóng mặt nhẹ

Dấu hiệu nhận biết: Bạn tự nhiên xuất hiện hoa mắt, hơi chóng váng đầu nhẹ khi đứng lên ngồi xuống, vận động đi lại quá sức, biểu hiện mất thăng bằng nhẹ,…

Cách khắc phục: 

  • Bạn không nên thay đổi vị trí, tư thế làm việc quá đột ngột. 
  • Dừng việc vận động nặng, quá sức. 
  • Đồng thời áp dụng một số biện pháp y học cổ truyền như: Bấm huyệt (thái xung, an miên, thái khê,…)
  • Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng hai bên thái dương, vùng sau gáy, trán. 
  • Có thể dùng vỏ quýt tươi nấu cháo, uống nước trà gừng,…

Với cơn hoa mắt chóng mặt vừa

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Cơ thể cảm thấy khó chịu.
  • Có biểu hiện bủn rủn chân tay.
  • Khó khăn khi di chuyển hay thay đổi tư thế.
  • Người không giữ được thăng bằng như say rượu, mọi vật xung quanh quay tròn.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Hoa mắt chóng mặt thì phải làm sao? Liệu có chữa được không?Hoa mắt chóng mặt thì phải làm sao? Liệu có chữa được không?

Cách khắc phục: 

  • Đầu tiên, phải dừng mọi hoạt động đang diễn ra, sau đó uống một cốc nước gừng ấm (có thể cho thêm một chút đường). 
  • Sau đó tiến hành châm huyệt hoặc ấn huyệt: Thái xung, an miên, thái khê. 
  • Nếu có sẵn thuốc quầy thuốc ở gần, có thể dùng thuốc chống nôn, giảm hoa mắt chóng mặt đúng liều lượng quy định.

Với cơn hoa mắt chóng mặt nặng

Dấu hiệu nhận biết

  • Bệnh nhân sẽ rất khó chịu, đặc biệt khó khăn khi di chuyển và thay đổi tư thế.
  • Không thể tự ngồi hoặc đứng dậy.
  • Đi lại phải có người đỡ.
  • Mọi vật xung quanh quay cuồng.
  • Mắt tối sầm lại, sợ tiếng ồn mạnh.
  • Có thể có thêm đau đầu, buồn nôn, sợ ánh sáng,…

Cách khắc phục

  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị giảm hoa mắt chóng mặt (thuốc kháng histamin, thuốc kháng cholinergic) nếu có.
  • Tuyệt đối hạn chế di chuyển hay thay đổi tư thế. 
  • Không làm việc nặng quá sức.
  • Nếu nôn nhiều thì cần bù lại nước và điện giải bằng cách cho uống oresol hoặc nước gừng ấm.
  • Kết hợp điều trị các bệnh kèm theo nếu có như: Điều trị thiếu máu, cao huyết áp, xơ vữa thành mạch máu. 
  • Những liệu pháp khác: Điều trị vật lý với các bài tập khắc phục hội chứng tiền đình nhẹ nhàng hàng ngày. 

Đối với trường hợp hoa mắt chóng mặt nặng

Khi có những dấu hiệu dưới đây cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay: 

  • Bệnh nhân có kèm theo đau đầu dữ dội, không đỡ, đau đầu rất nặng. 
  • Nôn liên tục không dừng, nôn một cách đột ngột khi thay đổi tư thế. 
  • Bệnh nhân hoa mắt chóng mặt và ngất xỉu. 
  • Có biểu hiện của khó thở, thở dốc hoặc nghẹt thở, thở ngáp cá. 
  • Bệnh nhân bị cứng cổ, không quay được cổ sang phải, trái, không cúi được đầu. 
  • Bệnh nhân hoa mắt chóng mặt sau khi bị chấn thương một hoặc nhiều cơ quan trên cơ thể. 
  • Bệnh nhân có tiền sử bị động kinh hoặc các bệnh về thần kinh khác. 
  • Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim: có biểu hiện rối loạn nhịp tim, nhịp tim tăng quá mức, tăng huyết áp…

Hoa mắt chóng mặt nặng có thể là triệu chứng báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng như: Đột qụy, có khối u tại não, cao huyết áp, bị tắc nghẽn mạch máu não hoặc bệnh tắc mạch khác… Vì vậy, cần xử lý nhanh chóng và kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

Những biện pháp phòng ngừa triệu chứng hoa mắt chóng mặt

Để phòng ngừa triệu chứng hoa mắt chóng mặt bạn nên áp dụng một số lưu ý sau:

Lưu ý về sinh hoạt:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Khoảng 1,5 đến 2 lít nước. 
  • Hạn chế dùng thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như bánh ngọt, đồ chiên rán. 
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất tạo máu như: Thịt bò, thịt lợn, các loại rau lá xanh…
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể thường xuyên như: Ổi, cam, chanh, bưởi hoặc sử dụng viên sủi có chứa hàm lượng vitamin C cao.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: Cafein, rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện,…
  • Tránh bị căng thẳng, quá lo âu, stress, áp lực, thay đổi môi trường sống hoặc nơi làm việc. 
  • Thận trọng trong sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây hoa mắt chóng mặt. 
  • Khi đang làm việc, thấy có dấu hiệu ban đầu của hoa mắt chóng mặt thì nên đi nghỉ ngơi, theo dõi tiến triển của bệnh. 
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Khi bị hoa mắt chóng mặt, tốt nhất nên nói không với chất kích thíchKhi bị hoa mắt chóng mặt, tốt nhất nên nói không với chất kích thích

Lưu ý trong chế độ ăn:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất tạo máu như: Thịt bò, thịt lợn, các loại rau lá xanh…
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể thường xuyên như: Ổi, cam, chanh, bưởi hoặc sử dụng viên sủi có chứa hàm lượng vitamin C cao
  • Bổ sung đầy đủ sắt: Đối với chị em phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt thì cần bổ sung ngay sắt qua những thực phẩm như tôm, cua, thịt, cá trứng hoặc viên uống có chứa sắt.

Qua bài viết trên bạn có thể biết được những thông tin giải đáp thắc mắc hoa mắt chóng mặt phải làm sao. Hy vọng bạn có thể áp dụng những kiến thức bổ ích này vào trong đời sống hàng ngày một cách hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và nhiệt tình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn