.Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Dưới đây là 3 đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
3 đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình
1.Người cao tuổi
Như chúng ta thường biết, người cao tuổi bị rối loạn tiền đình chiếm tỷ lệ khá cao, do con người đến độ tuổi bắt đầu bị lão hóa cơ thể, một số cơ quan bị suy giảm chức năng.
Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn tiền đình. Những người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do rối loạn ở hệ thống tiền đình chiếm khoảng 50%. Khoảng gần 8 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh mãn tính. Nguy hiểm hơn khi từ những năm 70 trở lại đây, hơn một ½ số ca tử vong do tai nạn ở người già là do các vấn đề liên quan đến, ngã do chóng mặt và mất cân bằng cân bằng. Ở Việt Nam thực trạng này cũng diễn ra tương tự, số người mắc hội chứng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
2.Người làm việc trong môi trường căng thẳng
Môi trường làm việc áp lực cao, thường xuyên căng thẳng hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học cũng tiềm ẩn nguy cơ cao.
Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8 khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn. Do đó tỷ lệ mắc bệnh ở dân văn phòng, người lao động trí óc… ngày càng gia tăng.
Xem thêm: Bệnh thiếu máu não là gì?
3.Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị ốm nghén dẫn đến chán ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng khiến thai phụ chóng mặt, choáng váng. Đồng thời yếu tố tâm sinh lý thay đổi, lo lắng, mệt mỏi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình, dễ dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình khi đang mang thai. Việc điều trị khi đang mang thai bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.
Phát hiện rối loạn tiền đình như nào?
Khám lâm sàng
Tình trạng bệnh có thể được chẩn đoán ban đầu dựa vào các dấu hiệu sau:
- Chóng mặt: cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn. Thường kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã, đặc biệt khó chịu.
- Mất thăng bằng. Mức độ có thể rất mãnh liệt khiến bệnh nhân không thể đứng được. Thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên. Hoặc có thể ở mức độ vừa phải được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khám như: dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao…
- Rung giật nhãn cầu: Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…
Xét nghiệm
Dựa vào tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số kiểm tra cận lâm sàng để củng cố cơ sở chẩn đoán bệnh:
Các xét nghiệm cơ bản:
- Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống. Xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…;
- Chụp CT-Scanner sọ não, MRI sọ não tìm các tổn thương như: U góc cầu tiểu não, TBMM não…
- Đo chức năng tiền đình bằng Ảnh động nhãn đồ (VNG)
Thuốc điều trị rối loạn tiền đình
Điều trị không đúng cách hay dùng thuốc trị không đúng bệnh. Sẽ gây lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian trong khi tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn. Và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Dưới đây là những phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
- Điều trị bao gồm. Điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình. Điều trị triệu chứng chóng mặt và nôn, điều trị phục hồi chức năng tiền đình.
- Phục hồi chức năng. Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động. Nhạy bén của hệ thống tiền đình có hiệu quả rất lớn trong phục hồi chức năng cho bộ phần đầu, cơ thể, thị giác.
- Tập luyện thể thao. Tập luyện ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe. Và hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Đây được coi là “chìa khóa vàng” trong việc cải thiện sức khỏe đáng kể cho người bệnh và hạn chế các triệu chứng.
- Sử dụng thuốc kê toa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp về thời gian, liều lượng dùng thuốc.
- Phẫu thuật. Khi thuốc và các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Mà các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm phục hồi chức năng của tai trong.
Thảo dược giúp hỗ trợ phòng ngừa
Ngoài ra bạn nên tham khảo sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Giúp hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…Hoạt huyết thông mạch TW3 là một gợi ý. Với thành phần từ thảo dược quý: Hồng Hoa, Đương Quy, Cao bạch Quả ….giúp
– Hỗ trợ hoạt huyết thông mạch
– Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
– Hỗ trợ giảm các triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
– Hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não, giúp giảm các triệu chứng. Suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay do lưu thông máu kém.
Trên đây là 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ bị bệnh rối loạn tiền đình. Đối với bệnh này thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào phân loại, mức độ bệnh. Khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị. Có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng. Do đó khi phát hiện các triệu chứng kể trên. Người bệnh cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Và bao giờ cũng vậy phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy lựa chọn cho mình những dòng sản phẩm tốt, an toàn để phòng ngừa. Cần tư vấn thêm thông tin gì, bạn đọc liên hệ hotline miễn cước: 1800.1286