Hay quên, khó tập trung, lơ đễnh… là biểu hiện thường thấy của suy giảm trí nhớ. Suy giảm trí nhớ có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Có dấu hiệu suy giảm trí nhớ phải làm sao? Phương pháp cải thiện trí nhớ nào đơn giản và hiệu quả?
Đối tượng nào dễ bị suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ có những biểu hiện rất dễ nhận biết mà người bệnh chỉ cần lưu tâm là có thể nhận ra, bao gồm:
- Tình trạng hay quên diễn ra thường xuyên với mật độ ngày càng dày đặc. Ví dụ như quên công việc vừa làm, quên ví, quên đường, quên đã làm hay chưa… cho đến những ký ức quan trọng.
- Thường xuyên nhắc đi nhắc lại nhiều lần một sự việc mà không ý thức được.
- Bất ngờ bí từ ngữ không biết diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Thường xuyên cáu gắt, cảm giác thường xuyên bị kích động và khó kiểm soát.
- Hành vi trong cuộc sống cũng có nhiều thay đổi bất thường.
Mỗi nhóm đối tượng sẽ có các nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện khác nhau. Trong đó suy giảm trí nhớ vẫn thường gặp nhất ở người già và có dấu hiệu trẻ hóa.
Suy giảm trí nhớ ở người già
Suy giảm trí nhớ ở nhóm đối tượng trung niên, người cao tuổi không được coi là bệnh. Khi người bệnh càng lớn tuổi, những tổn thương hoặc thoái hóa của não bộ ngày càng nghiêm trọng. Các nghiên cứu chuyên sâu về suy giảm trí nhớ chỉ ra rằng, có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy. Các tế bào không có sự tái tạo để thay thế mỗi ngày. Hiện nay, độ tuổi từ 20-25 đã có xuất hiện hiện tượng suy giảm trí nhớ và xảy ra nhanh hơn từ 60 tuổi.
Suy giảm trí nhớ ở nhóm đối tượng trung niên, người cao tuổi không được coi là bệnh.
Suy giảm trí nhớ được coi là quy luật của tự nhiên gắn liền với quá trình lão hóa mà đa phần người cao tuổi đều sẽ gặp phải. Chứng suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của mỗi người. Trong đó then chốt vẫn là ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Đặc biệt với người lớn tuổi, suy giảm trí nhớ mang lại những hệ lụy nặng nề được biết đến là những tai nạn không đáng có. Ở người cao tuổi, suy giảm trí nhớ chia làm hai nhóm.
Hai nhóm:
- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn: Đây là giai đoạn đầu của chứng suy giảm trí nhớ. Các tổn thương của não bộ còn ít và biểu hiện đầu tiên là suy giảm trí nhớ ngắn hạn. Người bệnh quên đi các thông tin vừa mới hỏi, mới tìm hiểu, mới đọc được. Một số biểu hiện nghiêm trọng hơn là không nhớ được địa chỉ nhà, số điện thoại, người thân trong gia đình…
- Suy giảm trí nhớ dài hạn: Não tổn thương là nguyên nhân chính gây ra việc suy giảm trí nhớ dài hạn. Tình trạng quên, mất tập trung, tâm trạng dễ bị kích động, cáu gắt. Điều này diễn ra thường xuyên, liên tục và kéo dài ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Tình trạng này rất khó để hồi phục và cải thiện. Nguy hiểm hơn đây có thể là thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như chứng mất trí nhớ.
Biểu hiện của suy giảm trí nhớ ở người già như sau:
- Giảm khả năng nhận thức về không gian, thời gian: Biểu hiện là việc quên mất mình đang ở đâu, quên mất đang ở thời gian nào.
- Khả năng diễn đạt suy giảm: Người già thường gặp phải các vấn đề như diễn đạt khó khăn khi không tìm ra từ ngữ phù hợp và lặp đi lặp lại một nội dung.
- Gặp khó khăn trong sinh hoạt: Người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ thời gian dài sẽ dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống, vận động, vệ sinh cá nhân.
- Thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường, lo âu, trầm cảm: Người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ sẽ thường xuyên tức giận, cáu gắt, cảm xúc thất thường và lo âu kéo dài. Một số trường hợp nặng có thể sẽ trở nên đa nghi, lo lắng và nặng nhất là trầm cảm.
Tổng kết lại, người cao tuổi suy giảm trí nhớ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, nếu gia đình bạn đang có người thân cao tuổi nên đặc biệt lưu tâm với các dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Phát hiện và có phương án điều trị kịp thời là tốt nhất.
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Thông thường, não bộ của người trẻ hoạt động tốt và ổn định. Tuy nhiên những năm gần đây, suy giảm trí nhớ có dấu hiệu trẻ hóa và trở nên phổ biến.
Những nguyên phân phổ biến gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ:
- Tác động của các gốc tự do có trong quá trình chuyển hóa: Hội chứng suy giảm trí nhớ bị tác động trực tiếp bởi các gốc tự do. Cơ thể sẽ sinh ra nhiều gốc tự do khiến tế bào thần kinh bị tổn thương nếu bạn thường xuyên tiêu thụ các chất kích thích, thức ăn nhanh hoặc thức ăn chứa nhiều năng lượng,… Theo đó, não bộ sẽ bị hư hỏng gây suy giảm trí nhớ.
- Thường xuyên bị stress và trầm cảm: Do áp lực cuộc sống, công việc, học tập… ngày nay người trẻ tuổi thường dễ rơi vào trạng thái stress kéo dài. Áp lực càng lớn càng khiến bạn khó tập trung, phản ứng chậm. Tình trạng kéo dài, không có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng sẽ dẫn tới suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống.
- Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Mất ngủ thường xuyên, giấc ngủ ngắn, không sâu, thức dậy giữa giấc sẽ tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ. Đồng thời, sẽ làm ngưng trệ quá trình chuyển thông tin đến não, ảnh hướng đến sóng não được tạo ra để lưu trữ các thông tin khi cơ thể khi ngủ khiến bạn mau quên.
- Thiếu dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp não khỏe hơn. Trong đó, sắt là một trong những khoáng chất giúp não khỏe hơn. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn tới tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt… kéo dài sẽ dẫn tới suy giảm trí nhớ.
Hệ lụy:
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ khiến người bệnh khi học tập, làm việc luôn trong tình trạng thiếu tập trung, hay quên, lơ đãng phản ứng chậm chạp. Ngoài ra, suy giảm trí nhớ gây ra những bất tiện đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những ví dụ như: hay quên đồ đạc, khó tập trung, chậm chạp trong những công việc quen thuộc…
Sau một thời gian, người bệnh sẽ có những thay đổi nhất định về cảm xúc. Người bệnh có các biểu hiện cáu gắt, dễ nổi giận, không kiểm soát được tâm trạng, tủi thân, trầm cảm… Tình trạng này ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh một cách tiêu cực.
Những năm gần đây, suy giảm trí nhớ có dấu hiệu trẻ hóa và trở nên phổ biến hơn
Các biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ
Hầu hết người bệnh khi cảm nhận được các biểu hiện của bệnh đều dễ rơi vào trạng thái lo lắng, bất an. Vậy suy giảm trí nhớ phải làm sao để điều trị hay cải thiện tình trạng bệnh? Tham khảo ngay những biện pháp sau:
Cố gắng ngủ đủ giấc
Biện pháp đầu tiên người bệnh có dấu hiệu suy giảm trí nhớ cần thực hiện là ngủ đủ giấc. Theo các chuyên gia, những người mắc chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ có nguy cơ tăng 27% mắc chứng mất trí nhớ. Cố gắng để có được giấc ngủ chất lượng tốt hơn là việc làm rất cần thiết và ngủ theo nhu cầu của cơ thể, độ tuổi. Cụ thể, từ 25 – 60 tuổi nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm, nhóm cao tuổi từ 60 tuổi trở lên nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ khiến tăng 27% nhiu cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ
Ngoài ra, thực hiện một số lưu ý sau sẽ giúp giấc ngủ của bạn “ngon” hơn:
- Không ngủ vào ban ngày.
- Xây dựng thời gian ngủ và thức dậy theo quy luật.
- Phòng ngủ được thiết kế với không khí, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.
- Giữ cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoải mái.
- Sử dụng chăn gối vệ sinh.
- Không dùng các chất kích thích, ăn quá no trước khi ngủ…
Rèn luyện tư duy, não bộ
Một trong những biện pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ là rèn luyện tư duy và não bộ. Thực tế đây là một biện pháp yêu cầu thực hiện trong thời gian dài. Do vậy cần rất nhiều sự kiên trì để thực hiện biện pháp này.
Một số bài tập đơn giản để giúp tăng cường trí não, bảo vệ trí nhớ dưới đây có thể mang đến những hiệu quả tuyệt vời. Bạn tham khảo thêm:
- Tập luyện với những con số (tính nhẩm, giải các bài toán)
- Sử dụng bản đồ tư duy (mindmap)
- Học thêm một số điều mới như ngoại ngữ, nhạc cụ, bộ môn như cờ vua, lắp ghép mô hình, giải ô chữ, giải câu đố, đọc sách…
Đây đều là những biện pháp mang lại hiệu quả lâu bền phù hợp với mọi đối tượng. Do vậy, nếu có thể thực hiện ngay từ khi còn trẻ sẽ là phương pháp phòng bệnh hiệu quả.
Tập thể dục điều độ
Thể dục, thể thao điều độ là phương pháp hiệu quả để cải thiện tuần hoàn máu não. Từ đó giúp cung cấp máu và oxy lên não tốt hơn là điều ai cũng nên biết. Với mỗi nhóm độ tuổi, các bài tập sẽ có sự khác biệt về cường độ sao cho phù hợp với thể trạng để cơ thể mệt mỏi dẫn tới phản tác dụng.
- Với người trẻ tuổi có rất nhiều bộ môn thể dục thể thao, hình thức vận động linh hoạt như đá bóng, chạy bộ, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền…
- Người cao tuổi có thể lựa chọn các bộ môn như: Thiền, yoga, bơi lội, đạp xe, chạy bộ, múa quyền …
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Đồng hành trong mọi biện pháp điều trị bệnh là chế độ dinh dưỡng khoa học với đa dạng thực phẩm, đầy đủ dưỡng chất. Trong đó, sắt là một trong những khoáng chất cần bổ sung nhiều nhất. Điều này đảm bảo hoạt động sản sinh máu và vitamin nhóm B. Từ đó tuần hoàn máu tốt và hệ thần kinh khỏe mạnh.
Suy giảm trí nhớ phải làm sao – Sử dụng thảo dược
Theo đông y có rất nhiều loại thảo dược có công dụng trong việc cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Có thể kể đến một số loại như:
- Cây xô thơm: Đây là thảo dược có mùi thơm độc đáo. Cây này có công dụng tuyệt vời trong bồi bổ não, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
- Nghệ: Nghệ là một loại gia vị quen thuộc của người Việt, trong nghệ có chứa hợp chất Curcumin. Thành phần này được biết đến với công dụng chống oxy hóa và chống viêm có lợi cho sức khỏe nói chung và não bộ nói riêng.
- Bạch quả: Là dược liệu được sử dụng khá phổ biến tại Mỹ và Châu Âu. Dược liệu được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan thần kinh. Dược liệu có công dụng kích thích tuần hoàn não và tăng lưu lượng máu lên não. Hiện nay, đây là thành phần chính của các sản phẩm hoạt huyết thông mạch, bổ não với tác dụng chính là hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ.
- Rau má: Là loại rau khá quen thuộc, rau má hiện cũng được sử dụng phổi biến. Đây là một dược liệu với tác dụng cải thiện tinh thần và phòng ngừa suy giảm trí nhớ. Dựa trên nguyên tắc chống lại stress và quá trình oxy hóa.
Bạch quả là thành phần chính của phẩm hoạt huyết thông não có công dụng hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ.
Thay đổi lối sống, giải tỏa các căng thẳng
Tất cả các chuyên gia y tế đều tư vấn rằng để cải thiện suy giảm trí nhớ bạn nên thay đổi lối sống. Đồng thời giải tỏa các căng thẳng đang gặp phải trong cuộc sống và công việc. Có thể sẽ rất khó khăn nhưng việc giữ tinh thần lạc quan là yếu tố then chốt để cơ thể không “bệnh”.
- Loại bỏ các áp lực.
- Sắp xếp thời gian làm việc vui chơi giải trí phù hợp để cơ thể, não bộ được thư giãn.
- Giảm cường độ công việc để não bộ không bị “vắt kiệt sức”.
Hi vọng những thông tin đã giúp bạn hiểu suy giảm trí nhớ là gì. Và bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Suy giảm trí nhớ phải làm sao?”. Chúng tôi mong rằng các biện pháp trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.