Nguyên nhân thiếu máu não và mối nguy hiểm cận kề!

Bệnh thiếu máu não có xu hướng trẻ hóa

Thiếu máu não nguy hiểm! Vậy bạn đã biết các nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não chưa? Liệu có biện pháp nào giúp phòng ngừa thiếu máu lên não hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chính xác và cập nhật nhất qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đã biết gì về bệnh thiếu máu não

Hiện nay, thiếu máu não ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh thường bị bỏ qua vì những triệu chứng không rõ ràng. Trước đây, thiếu máu não chỉ gặp ở người trung tiên và cao tuổi. Hiện nay bệnh lý này có xu hướng trẻ hóa. 

Ở người cao tuổi, bệnh thiếu máu não xuất hiện do ảnh hưởng của tuổi tác khiến các thành mạch dần suy yếu. Đối với bệnh nhân đang mắc các bệnh mạn tính thì nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não rất cao. Các bệnh này có thể là tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, xơ vữa động mạch…

Bệnh thiếu máu não có xu hướng trẻ hóa
Bệnh thiếu máu não có xu hướng trẻ hóa

Ở người trẻ tuổi, thiếu máu não xuất hiện ngày càng nhiều. Nguyên nhân do lối sống thụ động, ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường và áp lực từ cuộc sống. Số lượng ca tử vong do bệnh thiếu máu não ngày càng tăng là thông tin rất đáng báo động.

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não là gì. Từ đó sẽ có phương pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời, khoa học và hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não ở người cao tuổi

Trung niên và cao tuổi là nhóm dễ mắc bệnh thiếu máu não nhất. Các nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não phần nhiều xuất phát từ các lý do sau: 

Xơ vữa động mạch

Hiện nay, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng xơ vữa thành mạch là một trong những tác nhân chính dẫn tới bệnh lý thiếu máu lên não. Giải thích dễ hiểu, mạch máu sẽ bị tắc nghẽn do xuất hiện các mảng xơ vữa tích tụ. Từ đó, khiến máu chảy không thông và dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não. 

Thoái hóa đốt sống cổ

Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não khiến nhiều người bất ngờ nhất. Thực tế, bệnh thoái hóa đốt sống cổ khiến lượng máu lên não suy giảm. Bởi vì, ở vị trí đốt sống bị thoái hóa, các gai xương hình thành. Đây là nguyên nhân chính khiến máu lưu thông kém hiệu quả và không được bơm lên não bộ liên tục và đầy đủ.

Bệnh tim mạch

Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não phổ biến nhất hiện nay. Theo các chuyên gia, bệnh lý tim mạch sẽ khiến chức năng bơm máu lên não cũng như các cơ quan khác trong cơ thể suy giảm nhanh chóng. 

Cục máu đông trong mạch gây cản trở máu lưu thông

Cục máu đông là một thuật ngữ chưa được nhiều người biết đến. Hiểu đơn giản, cục máu đông là những khối thạch giống như máu. Chúng thường được tìm thấy ở các động mạch, hoặc tĩnh mạch trong tim, não, bụng, phổi, cánh tay và chân của cơ thể. Thông thường, các cục máu đông sẽ xuất hiện khi cơ thể bị thương hoặc có vết cắt với tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cục máu đông hình thành bên trong mạch máu không rõ nguyên nhân. 

Cục máu đông được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây thiếu máu não
Cục máu đông được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây thiếu máu não

Các cục máu đông này cản trở dòng chảy của máu, gây tắc mạch máu não. Nó có thể gây các mạch máu quan trọng (chủ yếu ở tim) nuôi dưỡng não. 

Do vậy, cục máu đông được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây thiếu máu não. Nguy hiểm hơn nó còn gây các bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Các nguyên nhân khác

Ngoài 4 nguyên nhân đã kể trên, có thể đến một số yếu tố khác gây ra bệnh lý thiếu máu não. Các yếu tố chính là: Cơ thể căng thẳng, stress kéo dài, lười vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, không khoa học. Ngoài ra lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… cũng khiến bệnh nhân dễ bị thiếu máu não.

Nguyên nhân gây thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não ở người trẻ tuổi chính là lối sống thụ động. Đồng thời người trẻ có chế độ ăn uống không khoa học. Bên cạnh đó việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, thức khuya với giờ giấc sinh hoạt không điều độ với nhịp sống stress, căng thẳng… cũng gây thiếu máu não. Những yếu tố này kích thích cơ thể sản sinh ra những gốc tự do gây hại cho cơ thể. Điều này gây tổn thương cấu trúc tế bào thành mạch máu.

Bên cạnh đó, các bệnh đang phổ biến ở người trẻ như béo phì, đái tháo đường cũng là nguy cơ dẫn đến thiếu máu não. Đặc biệt, phụ nữ bị huyết áp thấp có khả năng bị thiếu máu lên não cao do tim không đủ sức bơm máu.

Ô nhiễm môi trường, khói bụi, tắc đường cũng từ cuộc sống ngày càng áp lực cũng khiến mạch máu não co thắt bất thường. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của mạch máu não và dẫn tới thiếu máu não. 

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng “thiếu máu não có phải là bệnh di truyền không?” Câu trả lời là không! Bệnh thiếu máu não chỉ liên quan đến tiền sử bệnh trong gia đình do ảnh hưởng từ lối sống, chế độ ăn uống… Tuy nhiên, sẽ tồn tại một số yếu tố nguy cơ có tính di truyền như tăng huyết áp, đái tháo đường …cần phải được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Vì chúng có khả năng là những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu não

Thực tế đáng buồn là hầu hết những dấu hiệu của bệnh thiếu máu não đều bị bỏ qua. Vì sự chủ quan của đa số người bệnh dẫn tới bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thiếu máu não
Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thiếu máu não

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh thiếu máu não có thể kể đến như:

  • Đau đầu thường xuyên.
  • Chóng mặt và rối loạn thăng bằng.
  • Rối loạn thị giác (có thể xảy ra với 1 hoặc cả 2 mắt).
  • Rối loạn vận động, tê tay chân.
  • Ù tai, giảm thính lực.
  • Hội chứng tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn.

Nếu cơ thể bạn thường xuyên xuất hiện những triệu chứng bất thường trên, bạn cần tiến hành khám sức khỏe tổng quan. Bạn sẽ được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh thiếu máu não

Rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra nếu không phát hiện và điều trị thiếu máu não kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Những biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe như: Tê bì chân tay, liệt nửa người, méo miệng, khó nói chuyện, xệ nửa mặt…

Bên cạnh đó, không thể không kể đến những biến chứng phổ biến khác như: 

  • Rối loạn tính cách: Người bệnh dễ bị xúc động, cáu gắt. Người bệnh có trạng thái tâm lý bất ổn dẫn tới những hành động khó kiểm soát. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ ngắn, không sâu, khó ngủ hay tỉnh giấc, giật mình.
  • Suy giảm trí nhớ: Giai đoạn đầu người bệnh sẽ mất tập trung, giảm khả năng ghi nhớ. Lâu dần sẽ dẫn tới suy giảm khả năng tư duy.
  • Đột quỵ thể thiếu máu não : Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của bệnh thiếu máu não. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao khi đột quỵ. Nếu được sơ cứu và điều trị kịp thời có thể giữ lại được tính mạng. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng thường là tê liệt toàn thân, mất khả năng nhận thức, đi lại hoặc giao tiếp. 
  • Đột quỵ thể chảy máu não: Động mạch máu não có thể bị vỡ do suy yếu khiến máu chảy bên trong khoang sọ. Đa số người bệnh chảy máu não sẽ dẫn tới mất ý thức và chức năng của não bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Bí quyết phòng bệnh thiếu máu não hiệu quả

Với xu hướng trẻ hóa của bệnh thiếu máu não, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Để phòng bệnh thiếu máu não hiệu quả, việc điều chỉnh và xây dựng lối sống, chế độ ăn uống khoa học kết hợp tích cực tập luyện thể dục thể thao sẽ mang đến những hiệu quả phòng bệnh lâu dài và hiệu quả. 

Dựa trên những nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não ở trên, chúng ta sẽ có một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả sau:

Các biện pháp:

  • Xây dựng giờ giấc sinh hoạt, làm việc khoa học, cân đối giữa công việc và cuộc sống.
  • Hạn chế thức khuya, liên tục thay đổi giờ giấc làm việc ngủ nghỉ.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao với các bộ môn phù hợp với độ tuổi và nền tảng sức khỏe. 
  • Yoga, thiền, chạy bộ phù hợp với nhóm trung niên cao tuổi; đạp xe, bơi lội, gym, tennis với người trẻ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp sắt, đạm, rau củ quả để cung cấp lượng vitamin dồi dào, hạn chế  các sản phẩm từ động vật. 
  • Nói không với các loại rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Có các biện pháp giải tỏa áp lực và căng thẳng.

Với những thông tin được cung cấp trên bài về nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não và các triệu chứng, cách phòng bệnh chúng tôi mong rằng ai cũng sẽ có được những nhận thức chính xác nhất về bệnh thiếu máu não và có sự thay đổi trong lối sống và sinh hoạt để “tránh xa” căn bệnh nguy hiểm này. 

Nếu còn  bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não và các vấn đề liên quan đến bệnh, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé.

Hoạt huyết thông mạch TW3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn