[Đầy đủ nhất]: Các loại thuốc đau đầu phổ biến và những lưu ý khi dùng

thuốc đau đầu

Đau đầu là tình trạng phổ biến, gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc đau đầu. Tuy nhiên, để hạn chế gặp phải những tác dụng không mong muốn, người dùng cần tránh lạm dụng thuốc. Đồng thời, phải tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Hiện nay, thuốc đau đầu được chia thành 2 nhóm: Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Tổng quan về đau đầu

Đau đầu là triệu chứng phổ biến, hầu như ai cũng từng gặp vài lần hoặc thường xuyên. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơn đau đầu có thể nhẹ hoặc nặng, đau nửa đầu hoặc đau cả đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, như:

  • Đau đầu do bệnh lý: Đau đầu do thiếu máu lên não, tăng nhãn áp, tai biến mạch máu não, khối u não, nhiễm trùng não,… Hoặc các bệnh lý như viêm xoang, viêm họng cấp, sâu răng cũng có thể dẫn đến đau đầu,…
  • Đau đầu không do bệnh lý: Stress, căng thẳng, mất nước, thường xuyên mất ngủ, hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc,…

Khi bị đau đầu, người bệnh thường dùng thuốc giảm đau để giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Hơn nữa, khi xác định được nguyên nhân, loại bỏ nguyên nhân sẽ cải thiện đau đầu. Các loại thuốc giảm đau đầu hiện nay có thể chia làm 2 nhóm: Thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. 

  • Thuốc không kê đơn: Người bệnh có thể mua ở các nhà thuốc mà không cần đơn của bác sĩ.
  • Thuốc kê đơn: Những thuốc cần phải được bác sĩ chỉ định, kê đơn mới mua được tại các nhà thuốc.
Đau đầu có thể do thiếu máu lên não
Đau đầu có thể do thiếu máu lên não

Các loại thuốc đau đầu và những lưu ý khi dùng

Tùy vào từng nguyên nhân, biểu hiện và mức độ đau đầu của mỗi trường hợp mà các chuyên gia y tế sẽ có những hướng xử trí khác nhau, và cho người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp.

Thuốc đau đầu không kê đơn phổ biến

Trong trường hợp đau đầu thông thường, để giảm đau tại nhà, bạn có thể được các chuyên gia y tế khuyên dùng các loại thuốc trị đau đầu không kê đơn. Nhóm thuốc này đem lại hiệu quả trong các cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Dưới đây là một số nhóm thuốc giảm đau đầu không kê đơn phổ biến.

Acetaminophen (Paracetamol)

Acetaminophen hay Paracetamol là hoạt chất có công dụng hạ sốt, giảm đau. Một số tên thuốc có chứa Paracetamol phổ biến hiện nay như: Paracetamol, Panadol, Hapacol, Efferalgan… Thuốc có nhiều dạng như: Viên nén, viên nang (viên con nhộng), viên sủi, bột/ cốm, viên đặt,…

Đối với đau đầu, Paracetamol được dùng trong các trường hợp bị đau nhẹ đến vừa. Liều dùng khuyến cáo của Paracetamol được chia theo độ tuổi. Đối với trẻ em, liều dùng đường uống được tính theo tuổi và kg cân nặng. 

Paracetamol có ít tác dụng phụ ở liều điều trị, được xem là lựa chọn an toàn và cân nhắc đầu tiên khi dùng trong các trường hợp đau. 

Nếu dùng Paracetamol quá liều hoặc lạm dụng thuốc sẽ gây tổn thương gan. Do đó, khi sử dụng, cần lưu ý những điều sau:

  • Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.
  • Dùng Paracetamol đúng liều điều trị và cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng. Liều tối đa là 4g/ngày.
  • Chú ý đến các thuốc đang cùng sử dụng để tránh trường hợp dùng nhiều chế phẩm chứa Paracetamol đồng thời. Điều này có thể gây quá liều Paracetamol.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Paracetamol là thuốc có ít tác dụng không mong muốn ở liều điều trị
Paracetamol là thuốc có ít tác dụng không mong muốn ở liều điều trị

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Paracetamol TW3 (Paracetamol 500mg) do Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 sản xuất.

Aspirin

Aspirin được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau như: Trong một số bệnh lý tim mạch, điều trị và dự phòng một số bệnh lý mạch não; Giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Đối với trường hợp giảm đau, Aspirin được dùng với các trường hợp đau nhẹ và vừa. Khi sử dụng Aspirin cần lưu ý những điều sau:

  • Aspirin thường dùng đường uống, gây kích ứng đường tiêu hóa. Do đó, nên uống sau ăn để giảm tình trạng này. 
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Aspirin như: Hội chứng Reye (ở trẻ em), ù tai, giảm thính lực, buồn nôn, đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa,… Vì vậy, trẻ dưới 16 tuổi không nên uống Aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Ibuprofen

Ibuprofen là hoạt chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAIDs). Vì thế có thể được chỉ định trong các trường hợp bị đau đầu. Các thuốc thuộc nhóm NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn lên tiêu hóa và tim mạch. Ibuprofen có nhiều tác dụng không mong muốn thường gặp như: Viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi… Chính vì thế, khi dùng người bệnh cần lưu ý:

  • Sử dụng NSAIDs với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
  • Mỗi thuốc thuộc nhóm NSAIDs đều có liều tối đa mỗi ngày. Chú ý, không uống quá liều tối đa để không bị quá liều. 
  • Các nhóm thuốc NSAIDs không được phối hợp cùng với nhau vì có thể tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Lưu ý, Aspirin cũng là hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs. Bên cạnh đó, các thuốc có thể tương tác với nhau. Vì vậy, hãy nói cho bác sĩ, dược sĩ biết về những thuốc bạn đang dùng để được tư vấn.
  • Liều dùng của Ibuprofen ở người trưởng thành là từ 1 – 2 viên 200mg/ lần (200 – 400mg/ lần). Mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ. Mỗi ngày không sử dụng quá 1200mg. (tham khảo tại: Trung tâm DI & ADR quốc gia, tờ thông tin sản phẩm tại EMC (được cập nhật lần cuối 14/07/2023))
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Ibuprofen là có thể được chỉ định trong các trường hợp đau đầu
Ibuprofen là có thể được chỉ định trong các trường hợp đau đầu

Naproxen

Naproxen được điều chế dưới nhiều dạng như: Dạng gel, viên nang, viên nén và viên sủi. Đây cùng là hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs nên có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau. Vì thế, dùng được cho các trường hợp đau đầu. Naproxen cũng có những lưu ý chung về dùng thuốc với các thuốc nhóm NSAIDs như:

  • Sử dụng với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để hạn chế tác dụng phụ. 
  • Để tránh tương tác giữa các thuốc với nhau, hãy nói cho bác sĩ, dược sĩ biết về những loại thuốc bạn đang dùng.
  • Dùng liều dùng, cách dùng đúng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Thuốc đau đầu kê đơn

Trong các trường hợp bị đau đầu nghiêm trọng, thường xuyên gặp phải, bạn có thể sẽ được chỉ định thuốc đau đầu cần được bác sĩ kê đơn. Tùy từng bệnh lý, tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và chỉ định phù hợp. Một số hoạt chất có tác dụng giảm đau thường được kê đơn như: Etodolac, Indomethacin, Diclofenac, Triptans,… Liều dùng và cách dùng sẽ được bác sĩ cân nhắc phù hợp với từng bệnh nhân.

Ngoài ra, thuốc giảm đau có Opioids cũng thuộc nhóm thuốc cần kê đơn. Các Opioids như oxycodone, codein, tramadol,… thường được dùng khi các thuốc đau đầu trên không có tác dụng. Sử dụng thuốc Opioids có nhiều tác dụng phụ, nhất là có thể dẫn đến lệ thuộc thuốc.

Thuốc kê đơn phải có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng
Thuốc kê đơn phải có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng

Các lưu ý khi dùng thuốc giảm đau đầu

Để sử dụng thuốc có hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn cần lưu ý:

  • Với tùy từng thuốc và thể trạng mỗi người, khi dùng thuốc trị đau đầu có thể gặp các tác dụng không mong muốn như: Mệt mỏi, da phát ban, các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng,… Nếu gặp phải dấu hiệu gì bất thường, hãy dừng thuốc và báo với các chuyên gia y tế.
  • Tránh lạm dụng thuốc, không dùng quá liều lượng cho phép để hạn chế tác dụng phụ.
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc với các đối tượng đặc biệt như: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hỏi chuyên gia y tế để dùng đúng liều lượng, cách dùng. Hơn nữa, một số thuốc có thể chống chỉ định với các đối tượng đặc biệt.
  • Có thể xảy ra tương tác giữa các thuốc hoặc giữa thuốc với thức ăn. Vì thế, hãy nói cho bác sĩ, dược sĩ biết về các thuốc bạn đang sử dụng.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Các biện pháp hỗ trợ giảm đau đầu khác

Ngoài dùng thuốc đau đầu, bạn có thể tham khảo các biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện.

  • Các biện pháp không dùng thuốc: Chườm ấm, massage, nằm nghỉ ngơi, uống các loại trà thảo mộc (trà gừng, trà hoa cúc,…). Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện hợp lý, hạn chế nhìn vào điện thoại, máy tính,…
  • Giải pháp từ thảo dược – Hỗ trợ giảm đau đầu do lưu thông máu kém: Nếu đau đầu do lưu thông máu kém, thiếu máu não, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược. Đây là lựa chọn an toàn, giúp hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não. Hãy lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo uy tín, chất lượng. Hiện nay, sản phẩm Hoạt huyết thông mạch TW3 do Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 sản xuất đang được nhiều người tin dùng. 

Hoạt huyết thông mạch TW3 – Với thành phần từ: Đương quy, Xuyên khung, Cao Bạch quả, Hồng hoa… có tác dụng:

  • Hỗ trợ hoạt huyết, thông mạch.
  • Hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não giúp giảm các triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tê bì, nhức mỏi chân tay do lưu thông máu kém.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Hoạt huyết thông mạch TW3 phù hợp với:

  • Người lưu thông máu kém, thiểu năng tuần hoàn não.
  • Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
  • Người có nguy cơ hình thành cục máu đông.
Hoạt huyết thông mạch TW3 hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu do lưu thông máu kém
Hoạt huyết thông mạch TW3 hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu do lưu thông máu kém

Đau đầu khi nào nên đi gặp bác sĩ 

Đau đầu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: Viêm màng não, u não, chấn thương sọ não,… Nếu kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, không nên chủ quan, bạn nên đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế để thăm khám khi có dấu hiệu:

  • Đau đầu khi đã trên 50 tuổi.
  • Đau đầu đột ngột và dữ dội.
  • Đau đầu dài ngày, không thường xuyên và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc tại nhà.
  • Đau đầu đi kèm với các dấu hiệu nguy hiểm như co giật, sốt cao, suy giảm thị lực,…
  • Đau đầu sau khi có chấn thương, va đập tại vùng đầu.
  • Đau đầu kèm theo tình trạng lú lẫn, mất ý thức, hôn mê.
  • Đau đầu kéo dài và khác với những cơn đau đầu trước đây.
  • Đau đầu nghiêm trọng hơn ho, hắt hơi, cúi người,…

Trên đây là những thông tin về thuốc đau đầu và những lưu ý khi sử dụng. Qua bài viết này, nhãn hàng hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần được tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1800.1286 để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn