Đau đỉnh đầu là một trong những triệu chứng thường gặp hiện nay đặc biệt là giới văn phòng. Triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng Hoạt huyết thông mạch TW3 tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng này qua bài viết dưới đây.
Đau đỉnh đầu là bệnh gì?
Đau trên đỉnh đầu là loại đau đầu thường gặp và cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người. Hầu hết mọi người đều gặp phải cơn đau đầu dạng này một hoặc nhiều lần với nhiều lý do khác nhau. Hiện tượng đau đỉnh đầu có thể xảy ra trong vài phút nhưng cũng có khi kéo dài dai dẳng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng thường gặp ở bệnh đau nửa đầu là nggười bệnh có cảm giác giống như đang có một vật nặng đè chặt phía trên đỉnh đầu gây đau nhói. Ở một số người, đau đỉnh đầu còn kéo theo các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, đau hàm, đau cổ, nhạy cảm với tiếng ồn/ánh sáng,…
Xem thêm: Bắt bệnh các kiểu đau đầu dân văn phòng thường gặp
5 nguyên nhân gây đau đỉnh đầu thường gặp
Thiếu máu lên não
60% nguyên nhân đau đầu là do thiếu máu não. Là tình trạng số lượng hồng cầu lưu thông trong máu thấp hơn bình thường. Điều này dẫn tới việc thiếu oxy vận chuyển lên não gây ra nguy cơ đau đầu, trong đó có đau đỉnh đầu.
Do căng thẳng
Khi chịu áp lực căng thẳng trong thời gian dài rất dễ dẫn tới hiện tượng đau đỉnh đầu. Ngoài ra căng thẳng quá mức còn có thể gây đau đầu vùng thái dương hoặc vùng cổ gáy. Các cơn đau thường âm ỉ, không gây nhói và ít nghiêm trọng. Mặc dù đau đầu nhưng người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
Do mất ngủ kéo dài
Đau đầu do mất ngủ là một dạng đau đầu căng thẳng liên quan đến tâm lý. Tình trạng này xảy ra khi bạn thường xuyên bị mất ngủ hoặc bị gián đoạn giấc ngủ. Dẫn đến đau dữ dội trên đỉnh đầu hoặc ở trán. Trong một số trường hợp, cơn đau này kéo dài một vài giờ hoặc đôi lúc là cả ngày sau khi bị mất ngủ.
Đau đầu do lạm dụng thuốc
Sử dụng các loại thuốc giảm đau kéo dài. Liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ. Bao gồm đau đỉnh đầu hoặc đau nửa đầu dai dẳng.
Đau dây thần kinh chẩm
Nguyên nhân là do các dây thần kinh dẫn từ cột sống lên tới đỉnh đầu. Bị chèn ép do chấn thương phía sau đầu, do căng cơ cổ/ viêm xương khớp hoặc có khối u ở sau đầu gây ra.
Khi nào thì cần đi gặp bác sĩ
Không phải lúc nào đau đỉnh đầu cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên nếu đau đầu thuộc các trường hợp sau thì bạn nên đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời:
- Đau nhức đỉnh đầu dữ dội, đột ngột kèm theo sốt hoặc cứng cổ
- Đau đầu xuất hiện chung với triệu chứng co giật
- Đau xuất hiện ở nhiều vị trí, kèm theo tần suất đau tăng dần
- Dù bạn đã sử dụng thuốc giảm đau. Nhưng những cơn đau không khỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Biện pháp phòng tránh
Bạn có thể kiểm soát hoặc phòng tránh cơn đau đỉnh đầu bằng các biện pháp dưới đây:
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là 1 trong những tác nhân gây đau đầu nhiều nhất. Bạn nên cố gắng thu xếp ngủ đủ giấc mỗi đêm. Việc này không chỉ giúp giảm đau mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Giảm căng thẳng: Tập yoga, thiền, thể dục hay dành thời gian quan tâm tới mọi người thân xung quanh. Là những cách giúp thư giãn tinh thần để giảm mức độ căng thẳng một phần.
- Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích: Uống nhiều bia rượu dễ gây ra các cơn đau đầu. Nếu muốn giảm đau thì cần cân nhắc
- Chú ý về việc lạm dụng thuốc giảm đau. Cần cân nhắc về lợi ích sử dụng thuốc tây để điều trị đau đầu. Phải thăm khám và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên tham khảo các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giúp hỗ trợ hoạt huyết thông mạch. Hoạt huyết thông mạch TW3 là một gợi ý. Bạn có thể tham khảo kỹ về sản phẩm TẠI ĐÂY
Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin về chứng bệnh Đau đỉnh đầu. Tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001286 luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý vị.